Nhằm hướng tới sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, những năm gần đây huyện ta đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) vào sản xuất, sản phẩm của nhiều, trang trại, HTX, doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tạo nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người chăn nuôi.

{keywords}
Sau một thời gian áp dụng quy trình VietGAP, trang trại có sự thay đổi tích cực so với cách nuôi theo phương thức cũ.

Thực hiện chăn nuôi theo quy trình nói trên, các hộ tham gia trong vùng dự án được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, được đào tạo kiến thức về quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Qua đó, các hộ biết sử dụng các loại thuốc phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi khi mắc bệnh thông thường, từng bước phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc an toàn sinh học gắn với an toàn dịch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Dẫn chúng tôi thăm trang trại chăn nuôi lợn của gia đình, anh Nguyễn Ngọc Sáng xã Đông Thọ có diện tích trang trại trên 4 ha, tổng số vốn đầu tư trên 5,5 tỷ đồng, với 5 dãy chuồng, mỗi lứa chăn nuôi trên 1.000 con lợn thương phẩm, duy trì đàn lợn nái 200 con có chu kỳ sinh sản ổn định.

Anh Sáng đã đầu tư máy nghiền, trộn thức ăn tự động, tận dụng nguyên liệu là sản phẩm sẵn có ở địa phương. Sử dụng nguyên liệu tự phối trộn để giá thành thức ăn giảm từ 1.500 đồng - 2.000 đồng/kg so với giá mua thức ăn công nghiệp. Sau một thời gian áp dụng quy trình VietGAP, trang trại có sự thay đổi tích cực so với cách nuôi theo phương thức cũ. Các khu chăn nuôi, khu chứa vật tư, khu thu gom chất thải được bố trí khoa học, ngăn nắp, việc quản lý và người lao động dần quen với tác phong làm việc công nghiệp, đặc biệt là các loại dịch bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng giảm hẳn. Sau một thời gian triển khai quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt vào chăn nuôi. Vì thế, thời gian vừa qua nhiều dịch bệnh gia sức lây lan diện rộng, nhưng trang trại của anh ít bị ảnh hưởng.

Để sản phẩm chăn nuôi của trang trại có thương hiệu trên thị trường, anh Sáng đã đăng ký và được công nhận là mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn ViettGAP. Sản phẩm lợn hơi của trang trại xuất ra đã tạo được uy tín trên thị trường, tạo thu nhập ổn định cho gia đình và 16 lao động tại địa phương.

Nhờ áp dụng kỹ thuật mới hiện đại vào sản xuất, học hỏi áp dụng kinh nghiệm của những người thành công đi trước. Trang trại chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP đã tạo ra những sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng và đây cũng chính là yếu tố quan trọng để ngành chăn nuôi lợn phát triển ổn định, bền vững và trở thành ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Chính vì những thành công đó năm 2018 anh Nguyễn Ngọc Sáng đã được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng vì đã có thành tích trong sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hùng