Theo hãng thông tấn Reuters, tuyên bố được Pfizer đưa ra sau một nghiên cứu giai đoạn cuối được thực hiện ở thanh thiếu niên thuộc nhóm tuổi trên. Công ty cũng cho biết 2 liều vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả kháng thể tới 100% đối với virus, được xác định trong khoảng từ 7 ngày đến hơn 4 tháng sau khi tiêm liều hai.
Ảnh: Reuters |
Dữ liệu sẽ hỗ trợ kế hoạch của Pfizer trong việc sớm đưa vắc xin của mình được phê duyệt đầy đủ theo quy định cho nhóm tuổi 12 đến 15 ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Hàn Quốc lần đầu cho học sinh tới lớp trở lại
Hàn Quốc ngày 22/11 cho phép học sinh trở lại lớp học bình thường. Quyết định nằm trong kế hoạch “sống chung với Covid-19”. Kế hoạch được triển khai sau khi tỉ lệ tiêm chủng đạt mục tiêu vào tháng trước. Hiện 78,8% dân số Hàn Quốc đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19.
Dù vậy, số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc vẫn ở mức cao, với 2.827 ca mới tính đến nửa đêm ngày 21/11, giảm đôi chút so với mức tăng trung bình 3.000 ca/ngày trong tuần qua, bao gồm mức cao kỷ lục 3.292 ca vào ngày 18/11.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc cho biết, các cơ sở giáo dục vẫn có thể quay trở lại phương thức dạy học từ xa hoặc học kết hợp nếu tình hình xấu đi.
New Zealand ra chiến lược ứng phó mới với Covid-19
Thủ tướng Jacinda Ardern thông báo, New Zealand sẽ áp dụng chiến lược ứng phó mới với Covid-19, đồng thời dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Auckland từ 3/12. Chiến lược mới sẽ phân cấp từng khu vực theo các màu đỏ, cam, xanh lá cây tùy theo nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ tiêm chủng. Auckland, tâm dịch Covid-19 của New Zealand, sẽ là nơi đầu tiên áp dụng hệ thống phân cấp.
Theo bà Ardern, dù biến thể Delta vẫn tồn tại, song New Zealand sẽ ứng phó tốt với dịch bệnh nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, cùng với việc áp dụng hệ thống phân cấp và thẻ thông hành vắc xin. Bà cũng cho biết, khoảng 83% dân số New Zealand hiện đã được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, trong khi tỷ lệ tiêm mũi đầu tiên là 88%.
Hai nước châu Âu ‘cô lập’ người chưa tiêm vắc xin
Cộng hòa Czech và Slovakia đã ra lệnh cấm những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 được phép vào các khách sạn, quán rượu, tiệm làm tóc và hầu hết các sự kiện công cộng khác, bắt đầu từ ngày 22/11.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Cộng hòa Czech và Slovakia đều đạt mức kỷ lục, trong khi tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn hầu hết các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU). Theo số liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, tỷ lệ người dân Slovakia được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19 chỉ ở mức 46,8% - thấp thứ 3 trong EU, trong khi con số này ở Cộng hòa Czech là 60%.
Một số tin tức đáng chú ý khác
- Nhà Trắng xác nhận hơn 90% trong tổng số 3,5 triệu nhân viên liên bang đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19.
- Theo Reuters, Ấn Độ chưa xem xét việc cấp phép tiêm liều bổ sung, do nhiều người dân đã hình thành kháng thể tự nhiên sau khi nhiễm bệnh và New Delhi tin rằng 2 liều vắc xin là đủ để bảo vệ trước virus corona ở thời điểm hiện tại. Bộ Y tế Ấn Độ chưa đưa ra bình luận trước thông tin này.
- Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte gay gắt chỉ trích những người tham gia biểu tình phản đối các quy định phòng chống Covid-19. "Có rất nhiều bất ổn trong xã hội do virus corona đã khiến chúng ta phải khổ sở trong thời gian quá lâu. Nhưng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận những kẻ ngu ngốc sử dụng bạo lực thuần túy chỉ vì họ không cảm thấy hạnh phúc", ông nói.
- Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cảnh báo hầu hết người dân Đức trong ít tháng tới sẽ “được tiêm phòng, được chữa trị hoặc tử vong”.
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Việt Anh
Ông Putin được tiêm liều vắc xin Covid-19 bổ sung
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ ông đã tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19, đồng thời cho biết ông sẵn lòng tham gia thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin mới.
Dịch Covid-19 hoành hành dữ dội, nhiều nước châu Âu rối như tơ vò
Dịch bùng phát dữ dội khiến nhiều quốc gia châu Âu phải áp dụng các biện pháp mạnh, tuy nhiên điều này lại vấp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ người dân.ll