Hiệu ứng “sếu đầu đàn” từ Đồng Tháp

Ngày 2/7/2020 hàng loạt các doanh nghiệp Đồng Tháp “trẻ tuổi” như Hùng Tấn (sản xuất hàng nông sản sấy khô thành lập năm 2015) hay Nông Trại 123 (sản phẩm trái cây sấy dẻo, chỉ mới thành lập vào năm ngoái), đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với những chuỗi phân phối lớn như Co.op Mart, Big C, MM Market, chuỗi Bách Hóa Xanh tại TPHCM.

Dù trẻ tuổi nhưng các doanh nghiệp nhỏ này đã “sánh vai” cùng các thương hiệu có tên tuổi từ trước đến nay của Đồng Tháp trên kệ hàng của chuỗi phân phối lớn ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Hùng Tấn hay Nông Trại 123 là 2 trong số 500 doanh nghiệp đến từ 63 tỉnh thành, tham gia vào chương trình Kích cầu năm 2020 tại khu vui chơi - ẩm thực - mua sắm - nông sản - đặc sản Việt Terazone (số 19 đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức). Chương trình kích cầu này được đánh giá là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM, được tổ chức bởi CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ An Khang Land, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM.

Những chương trình này được kỳ vọng tạo hiệu ứng lan tỏa, như mô hình “đàn sếu bay” được nhắc nhiều ở mọi lĩnh vực, mà nông sản Đồng Tháp là một ví dụ tiêu biểu.

{keywords}
Nhiều mặt hàng đặc sản của Đồng Tháp được bày bán tại Chương trình kích cầu tiêu dùng 2020

Cả hệ thống chính quyền Đồng Tháp trong nhiều năm qua nỗ lực quảng bá mặt hàng nông sản địa phương đến mọi nơi có thể và bằng mọi cách. Như ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay, ngay sau khi dịch bệnh kiểm soát, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động giao thương, từ thành lập trung tâm giới thiệu, trưng bày đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội, cho đến kết nối với Bách Hóa Xanh hay sự kiện kích cầu tiêu dùng giữa Đồng Tháp và TP.HCM.

“Những sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp Đồng Tháp có thể chưa hoàn mỹ lắm, nhưng trong đó cả tấm lòng và khát vọng của Đồng Tháp. Chúng tôi mong muốn những giá trị này sẽ được lan tỏa trong những kệ hàng phân phối lớn của TP.HCM và trên cả nước’, ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.

Tất nhiên để có sự lan tỏa này, không chỉ cần sự hỗ trợ kết nối từ phía chính quyền địa phương, mà “trợ lực” còn đến từ phía doanh nghiệp, cũng là những “con sếu đầu đàn” của các địa phương khác nhau.

Ông Nguyễn Khánh Duy, Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ An Khang Land, đơn vị tổ chức và đồng hành cùng chuỗi chương trình Kích cầu lớn nhất từ trước đến nay, đặt tầm nhìn xa hơn vào sự lan tỏa, thay vì chỉ có một vài sự kiện hay một vài bản ghi nhớ hợp tác riêng lẻ.

{keywords}
Người tiêu dùng chọn sản phẩm tại 1 gian hàng tỉnh Đồng Tháp

Xóa bỏ nỗi lo hàng vào siêu thị

Làm sao để hàng vào siêu thị luôn làm đau đầu nhà sản xuất, trước rất nhiều bài toán về vấn đề chất lượng sản phẩm, cho đến bao bì hay khâu vận chuyển. Hệ quả chung là giá thành đẩy lên cao, nhà sản xuất giảm sức cạnh tranh.

Do đó, việc liên kết với các chuỗi siêu thị nhờ mô hình “sếu đầu đàn” ở Đồng Tháp đang là hình mẫu được nhiều địa phương học tập, vì mang đến lợi ích cho cả nhà phân phối lẫn nhà sản xuất địa phương.

“Thông qua chương trình kết nối này, chúng tôi có thể tìm hiểu thêm nhu cầu ở từng địa phương. Ngược lại có thể tham gia phát triển sản phẩm bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, sản phẩm bao bì, thậm chí là tư vấn marketing, để chúng ta có thể tiếp cận thị trường một cách gần gũi và bền vững hơn”, đại diện Saigon Co.op cho biết.

Tương tự, đại diện Bách Hóa Xanh đánh giá rất cao mô hình “đàn sếu bay” của Đồng Tháp. “Trước đây chúng tôi phải tìm hiểu các nhà cung cấp qua các anh chị đi trước như Co.op hay Big C, nhưng nhờ có Đồng Tháp kết nối mà nhanh hơn rất nhiều”.

Đại diện Central Việt Nam, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Big C, kể về trường hợp hợp tác với nhà phân phối Vĩnh Thới. Theo đó, phía siêu thị đã trao đổi, bàn bạc với nhà phân phối này đi theo dòng sản phẩm cao cấp hơn, thay cho sản phẩm cũ không còn khả năng cạnh tranh. “Sự thành công của kích cầu nông sản phải đi từ 2 phía. Đó mới là câu chuyện bền vững và lâu dài”, vị này nhìn nhận.

{keywords}
Doanh nghiệp Đồng Tháp và TPHCM ký kết hợp tác trong khuôn khổ Chương trình kích cầu tiêu dùng 2020

Tựu chung, các nhà phân phối lớn đều tin rằng tiềm năng mở rộng “dòng chảy nông sản” giữa Đồng Tháp và TP.HCM là còn rất lớn. Nhưng không chỉ với Đồng Tháp, mô hình “đàn sếu bay” được đặt kỳ vọng với hàng trăm sản phẩm khác của doanh nghiệp Việt, ngày ngày vẫn chật vật tìm đường vào siêu thị.

Đây cũng là điều mà đại diện đơn vị tổ chức băn khoăn. “Hi vọng trong tương lai Terazone sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Duy, An Khang Land nói. Theo đó, Terazone sẽ là nơi cung cấp cho doanh nghiệp một địa điểm quen thuộc và dễ dàng để quảng bá các loại hình nông sản, đặc sản của nhiều tỉnh thành khác nhau, chứ không chỉ riêng Đồng Tháp.

Trong các ngày từ 2-5/7/2020 tại TP.HCM đang diễn ra chương trình Kích cầu tiêu dùng năm 2020 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm trên 700 gian hàng và 500 doanh nghiệp tham gia đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.

 

Có 90% số doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ thực hiện các hoạt động khuyến mãi hàng hoá. Các doanh nghiệp tham gia được phép khuyến mãi vượt mức 50% giá trị hàng hóa, thậm chí lên tới 90%.

 

Theo Công ty An Khang Land - đơn vị cho mượn mặt bằng tổ chức Chương trình Kích cầu tiêu dùng 2020, sau khi chương trình kết thúc, công ty tiếp tục duy trì khu nông sản - đặc sản Việt trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - nhằm hỗ trợ người nông dân, nhà vườn, các DN đến từ 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Các DN tham gia chương trình sẽ được sử dụng mặt bằng miễn phí liên tục trong 6 tháng, được An Khang Land hỗ trợ về truyền thông.

 

DN đăng ký gian hàng sau ngày 5/7 liên hệ:

Công ty CP ĐT TM DV An Khang Land

Ms Nguyễn Thơ - Điện thoại: 0938 614 589, Email: thont@gigamall.com.vn

V.Dũng