Liên Hợp Quốc cảnh báo, 97% người Afghanistan sẽ sớm phải sống dưới mức đói nghèo và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng triệu trẻ em nước này bị suy dinh dưỡng.
|
Bên ngoài một cửa hàng tạp hóa ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP |
Theo hãng tin AP, sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan vào ngày 15/8, nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá của quốc gia này hiện ở bên bờ sụp đổ. Đoàn người xếp hàng dài tại các trung tâm phân phát lương thực đã trở nên quá tải khi Afghanistan chìm sâu hơn vào thời kỳ tuyệt vọng.
|
Ảnh: AP |
Gần 80% ngân sách chính phủ trước đây của Afghanistan là do cộng đồng quốc tế đóng góp. Hiện nay, số tiền trên, dùng cho các bệnh viện, trường học, nhà máy và các bộ của chính phủ, đã bị cắt.
|
Ảnh: AP |
|
Sau khi Taliban tiếp quản, Afghanistan chìm sâu hơn vào thời kỳ tuyệt vọng. Ảnh: AP |
Chính quyền Taliban hiện không có tiền. Lệnh trừng phạt đã khiến các ngân hàng ở nước này tê liệt trong khi Mỹ, Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác phải tìm mọi cách để chuyển hàng trăm triệu đô la viện trợ nhân đạo cho người Afghanistan mà không cần thông qua Taliban.
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
Với những người nghèo nhất ở Afghanistan, bánh mỳ là mặt hàng chủ lực duy nhất của họ. Phụ nữ xếp hàng dài bên ngoài các tiệm bánh trong thành phố, trẻ nhỏ cũng tới xếp hàng từ trước lúc mặt trời mọc để lấy bánh. Phần lớn người dân nước này phải tranh giành để kiếm đồ ăn và nhiên liệu.
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
Các số liệu thống kê mà Liên Hợp Quốc đưa ra đầy xám xịt: Gần 24 triệu người ở Afghanistan, khoảng 60% dân số, đang thiếu ăn nghiêm trọng. Tại nhiều tỉnh, các bé gái không được tới trường.
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
|
Ảnh: AP |
>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Hoài Linh
Taliban hôm 25/12 tuyên bố giải tán Ủy ban bầu cử Afghanistan và hé lộ khả năng thành lập một cơ quan mới.