{keywords}
Hàng chục nghìn người biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, hôm nay (7/2) biểu tình rầm rộ diễn ra ở thành phố lớn nhất của Myanmar cũng như trên khắp cả nước nhằm phản đối cuộc đảo chính của quân đội và việc bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi hồi tuần trước.

Biểu tình nổ ra bất chấp việc mạng internet bị ngắt, đường dây điện thoại bị giới hạn. Đám đông tụ tập tại thủ phủ thương mại Yangon, đem theo bóng đỏ - màu sắc đại diện cho đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD) và hô vang: “Chúng tôi không muốn độc tài quân sự. Chúng tôi muốn dân chủ”.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Quân đội Myanmar hồi đầu tuần này bắt giữ Tổng thống, bà San Suu Kyi và tuyên bố nắm quyền lãnh đạo nước này một năm.

Hôm qua, hàng chục nghìn người đã đổ xuống đường trong cuộc biểu tình lớn đầu tiên kể từ khi chính biến xảy ra. Tới sáng nay, đám đông từ mọi ngõ ngách của Yangon đã đổ về khu Hledan và tuần hành. Họ cầm cờ của đảng NLD, chào ba ngón tay – vốn đã trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình phản đối đảo chính. Các lái xe hú còi và nhiều vị khách giơ cao ảnh bà Suu Kyi.

{keywords}
Ảnh: AP

Theo AP, không có bạo lực xảy ra do biểu tình. Các cuộc tuần hành tương tự cũng diễn ra ở Mandalay, thành phố lớn thứ 2 nước này. Tại toà thị chính Yangon, người biểu tình tặng hoa cho cảnh sát.

Chính quyền quân sự tại Naypytaw, cách Yangon hơn 350km không bình luận gì. Hơn 160 người đã bị bắt kể từ khi quân đội lên nắm quyền, Thomas Andrews, thông tín viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại Myanmar cho biết.

{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: Reuters

Hoài Linh

Thế giới 7 ngày: Binh biến chấn động Myanmar

Thế giới 7 ngày: Binh biến chấn động Myanmar

Đảo chính lật đổ chính quyền dân sự ở Myanmar, căng thẳng tình hình đại dịch Covid-19... nằm trong số các sự kiện nóng nhất tuần qua.

Chính biến đe dọa lệnh ngừng bắn ở Myanmar

Chính biến đe dọa lệnh ngừng bắn ở Myanmar

Đại diện cấp cao các nhóm phiến quân ở Myanmar ngày 3/2 tuyên bố việc giới quân sự gây ra chính biến đang đe dọa thỏa thuận ngừng bắn.