Một bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp gây biến chứng thủng lỗ thông liên thất vùng mỏm rất lớn đã được các bác sĩ Trung tâm tim mạch BV E cứu sống.

Đây là một tổn thương rất hiếm gặp, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ, ăn ý trong điều trị cả từ can thiệp tim mạch, nội khoa và ngoại khoa.

Biến chứng thủng vách liên thất nặng do cơn nhồi máu cấp gây ra

BN Thân Quang T. (59 tuổi, ở Bắc Giang) khỏe mạnh bình thường. 3 ngày trước BN thấy đột ngột đau ngực, được người nhà đưa vào BV Bắc Giang cấp cứu, chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp và được chuyển ngay đến TTTM BV E trong tình trạng đau ngực, khó thở. Các bác sĩ siêu âm, điện tim, chụp mạch vành, trên siêu âm có một lỗ thủng vách liên thất rất lớn khoảng 20mm ở vùng mỏm, tổn thương hoại tử thành tâm thất (do cơn nhồi máu cấp gây ra). 

{keywords}

Chức năng tim kém, các thành vách cơ tim không vận động được. Hình ảnh chụp động mạch vành cho thấy: hẹp động mạch liên thất trước đoạn 2 gây tắc đột ngột làm hoại tử cả một vùng cơ tim rất rộng. Nếu không được xử trí kịp thời BN sẽ tử vong...

Can thiệp đặt stent, điều trị nội khoa và phẫu thuật vá lỗ thông

BN được các bác sĩ can thiệp tim mạch đặt stent để khơi thông dòng máu chảy trong động mạch vành bị tắc. Sau khi đặt stent, chức năng tim vẫn kém, có biểu hiện của phù phổi, phải thở máy trong 7 ngày sau đó tiếp tục điều trị duy trì. Đến ngày thứ 18 sau khi đặt stent, thông tim cho BN thấy có lỗ thông liên thất rất lớn ở vùng mỏm, không thể can thiệp bằng cách bít dù nên các bác sĩ mổ vá lỗ thông cho BN.

Theo TS.BS. Đỗ Anh Tiến, Khoa Phẫu thuật tim mạch, TTTM BV E, người trực tiếp phẫu thuật cho BN: Khi bị lỗ thủng liên thất lớn như vậy ở vùng mỏm sẽ dẫn đến thông thương giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Bình thường áp lực trong tâm thất phải thấp, áp lực tâm thất trái cao. Trường hợp này giống như bệnh tim bẩm sinh bị thông liên thất, nhưng khác ở chỗ là lỗ thông lại rất rộng, vì thế máu từ tâm thất trái sang tâm thất phải và lên trên phổi gây phù phổi, đồng thời gây nên suy tim. 

{keywords}
Lỗ thủng vách liên thất rất rộng và thành thất trái hoại tử

BN này trước khi phẫu thuật luôn luôn có tình trạng huyết áp thấp và dọa phù phổi cấp. Với những trường hợp bệnh lý như vậy, nếu điều trị nội khoa không có tác dụng bắt buộc phải mổ cấp cứu. Tuy nhiên, mổ cấp cứu rất nguy hiểm vì tổn thương giữa vùng hoại tử và vùng lành chưa rõ ràng; vì thế khi vá lỗ thông liên thất rất dễ bị bục. TS.Tiến cũng cho biết: BN được theo dõi rất chặt, nếu thấy ko kiểm soát được bằng nội khoa sẽ mổ luôn. Sau nhồi máu cơ tim 3 tuần là thời điểm vàng để phẫu thuật bít lỗ thông.

Ngày 14/6, phẫu thuật cho BN. Toàn bộ vách liên thất vùng mỏm gần như hoại tử hết, đường kính rộng tới 30 mm. Các bác sĩ vá chỗ thủng, cắt bỏ thành tâm thất trái hoại tử đi và tạo hình thành tâm thất trái. Sau hơn 1 tuần phẫu thuật, BN đã tương đối ổn định.

Một biến chứng hiếm gặp

GS.TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc BV E cho biết: Tổn thương thủng vách liên thất biến chứng do nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng hiếm gặp. Thống kê trên thế giới từ 0,2 - 0,34%. Trong đó đại đa số là tổn thương thủng vách liên thất lỗ nhỏ, có thể can thiệp bằng cách bít dù đồng thời với đặt stent. Còn đối với tổn thương thông liên thất vùng mỏm như thế này tỉ lệ vô cùng hiếm gặp, phải phẫu thuật để vá, không thể can thiệp bít dù được. 

{keywords}
Lỗ thông liên thất khi vừa được vá

Vì phẫu thuật, ngoài giải quyết được tổn thương lỗ thông liên thất còn tiến hành tạo hình luôn thành tâm thất bị hoại tử do nhồi máu. Còn trong trường hợp can thiệp bịt dù, chỉ vá được lỗ thông, thành tâm thất không được xử lý; sẽ có nguy cơ sau này khi chức năng tim tốt lên, tim đập mạnh có thể khiến thủng thành tâm thất gây tử vong.

GS. Thành chia sẻ thêm: Rất hiếm gặp trường hợp lỗ thông liên thất tổn thương vùng mỏm lớn như vậy (gần 30mm). Đây là ca thứ 2 tại TTTM. Ca đầu tiên cũng nhồi máu cơ tim gây thủng lỗ thông liên thất nhưng với đường kính nhỏ - 10mm và không phải vùng mỏm, được can thiệp bịt dù.

{keywords}
Hình ảnh sau khi vá lỗ thủng và tạo hình thành tâm thất trái

Khó khăn nhất khi thực hiện phẫu thuật này là phải có sự phối hợp đồng bộ. BN phải điều trị theo dõi nội khoa khoảng 3 tuần. Đồng thời, phẫu thuật phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện máy móc như máy hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO, bóng đối xung. BN đã rất may mắn không phải sử dụng ECMO (trên thế giới hầu hết đều chỉ định bắt buộc dùng tới ECMO cho những trường hợp thế này).

Bé 8 tuổi bị phì động mạch khổng lồ hiếm gặp

Bé 8 tuổi bị phì động mạch khổng lồ hiếm gặp

Bệnh nhi nam, 8 tuổi, nhập viện trong tình trạng bị phình động mạch cảnh với kích thước khổng lồ vừa được các bác sĩ BV Việt Đức phẫu thuật thành công.

Phẫu thuật cho bé gái bị tim bẩm sinh hiếm gặp

Phẫu thuật cho bé gái bị tim bẩm sinh hiếm gặp

Ngày 23/8, Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Việt, Trưởng khoa Tim – Mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cho một bé gái 27 ngày tuổi mắc dị tật tim bẩm sinh vô cùng phức tạp và hiếm gặp.

Hy hữu: Người bệnh không có vết thương hở nhưng lại vỡ tim

Hy hữu: Người bệnh không có vết thương hở nhưng lại vỡ tim

Thấy màng ngoài tim bệnh nhân căng phồng, áp lực cao, bác sĩ đã xẻ màng tim để giải áp thì máu phụt thành dòng bởi vết rách buồng tim dài 3 cm.

Phẫu thuật tim cứu trẻ sinh non 850 gram bé bằng bàn tay bác sĩ

Phẫu thuật tim cứu trẻ sinh non 850 gram bé bằng bàn tay bác sĩ

Sinh ra khi chỉ mới 31 tuần tuổi, bé gái nặng 850 gram bị mắc căn bệnh hẹp eo động mạch chủ khiến tim bị tổn thương, suy hô hấp, rất nguy kịch.

Theo Sức khỏe & Đời sống