Phố cổ Hội An được biết đến như một khu đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Đô thị cổ Hội An ngày nay được xem như độc nhất vô nhị đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả một quần thể di tích cổ vô cùng độc đáo và phong phú.

Phố cổ Hội An nằm trọn vẹn trong phường Minh An, với tổng diện tích lên đến 2km² với đa dạng nhiều công trình kiến trúc xen kẽ nhau như nhà phố, hội quán, cầu, đường,...

disan.png
Một góc phố cổ Hội An (ảnh minh hoạ)

Phố cổ Hội An từng là một trung tâm văn hóa lớn của phật giáo đàng trong cộng thêm là nơi giao lưu văn hóa giao lưu bản sắc giữa các vùng miền quốc gia với nhau nên di tích cũng như các công trình kiến trúc để lại cũng tương đối nhiều và trở thành những di tích xếp hạng quốc gia vậy chúng có gì đặc biệt và điều gì đã khiến chúng trở thành đặc trưng kiến trúc phố cổ Hội An.

Hệ thống di tích còn sót lại của phố cổ Hội An bao gồm chùa đền miếu, hội quán, nhà thờ tộc và công trình kiến trúc chùa Cầu. Được hình thành trong cùng vị trí địa lí cùng không gian và ở những thời điểm tương đối gần nhau nên kiến trúc phố cổ Hội An đều mang những đặc điểm tương đồng. 

Cấu trúc mái khá đa dạng và đều được quy tụ đều được thiết kế theo kiểu mái vòm cong lợp ngói âm dương tráng men sang trọng cầu kì kiểu cách và được chăm chút tỉ mỉ trên từng chi tiết. Vốn là thị cảng kinh đô sầm uất của đất nước nên việc đầu tư trong thiết kế là điều vô cùng dễ hiểu, cấu trúc mái cầu kì và cẩn thận từ thiết kế đến chất liệu sử dụng, với những loại gỗ quý hàng trăm năm tuổi vẫn giữa nguyên trạng thái và màu sắc cũng như vẻ đẹp của chúng.

Cột nhà chính là một trong những dấu ấn vô cùng đặc sắc trong kiến trúc cột to với trụ vững là những loại gỗ quý vận chuyển từ khu vực phía nam, mỗi công trình đền miếu chùa tùy vào diện tích mà sử dụng số lượng cột là bao nhiêu, ví dụ như với hội quán bao gồm 4 cột cửa và các cột bên trong, tất cả đều được xây dựng chắc chắn và từ các loại ghỗ quí nhất chất lượng nhất.

Đường nét hoa văn họa tiết chính là những điểm mạnh của các công trình kiến trúc di tích lịch sử đương thời, họa tiết rồng phượng cũng những chữ nho khắc sâu trong bảng các công trình kiến trúc về chân lí đời sống cuộc sống để lại những bài học chân thiện mỹ cho các thế hệ sau.

Không gian nhà cổ ở Hội An thoáng đãng tạo sự hòa hợp với thiên nhiên bởi có một sân trời, non bộ, bể nước… để đón ánh sáng. Làm cho nhà ở Hội An mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa Đông. Vật liệu xây dựng nhà ở Hội An là những loại đá, gỗ quý chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

V.v... V.v...

Sau khi xem xét những nét kiến trúc văn hóa đặc trưng và những gì mà thành phố Hội An đã chứng kiến trong suốt nhiều thế kỉ, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế và Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Phạm Lương Bằng, Nguyễn Hồng Hạnh