Thời gian sáng tác từ ngày 9/10 -31/10/2021, thời gian chuyển chất liệu, làm phiên bản: từ 1/11 - 30/11/2021, thời gian triển lãm online: 25/12 - 2/1/2022. Quy mô tổ chức: gồm 25 tác giả, trong đó có họa sĩ, nhà điêu khắc, đạo diễn, nhà báo.

Toàn bộ tác phẩm sẽ được triển lãm (cũng theo hình thức online và dự định tổ chức đấu giá) để ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh. Đây là một sáng kiến của nhà tổ chức - người nghệ sĩ luôn hướng thiện luôn nghĩ đến cộng đồng và là dịp để nghệ sĩ đóng góp  vào việc thiện nguyện. 

{keywords}
Hội trại điêu khắc lần 2 được tổ chức online với quy mô mở về không gian.

Nếu như Hội trại điêu khắc 30+ lần thứ 1 được tổ chức vào năm 2018 tại nhà sàn Liên Vũ đã rất thành công với hơn 50 tác phẩm đa dạng với nhiều phong cách sáng tạo mang dấu ấn tác giả thì Hội trại điêu khắc lần 2 được tổ chức online với quy mô mở về không gian, không còn rào cản về khoảng cách địa lý và mang ý nghĩa nhân văn. Mặc dù các nhà điêu khắc, hoạ sĩ gặp không ít khó khăn về hình thức tổ chức mới này nhưng điều đó không làm vơi đi tình yêu nghệ thuật và sự hứng khởi của hội trại.

Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành - nguyên Trưởng khoa Điêu khắc, Đại học Mỹ thuật Việt Nam - cho biết: "Khó khăn về xử lý kỹ thuật công nghệ là rào cản đầu tiên, có thể ai cũng đang sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính nhưng để thực hiện đúng quy trình để vào cuộc họp lại không hề đơn giản. Giao tiếp qua trực tuyến gặp nhiều hạn chế so với trực tiếp. Tuy nhiên, không gian trực tuyến giúp mọi người đỡ căng thẳng gò bó trong một không gian chật hẹp của nơi mình sống – đó là cảm giác dễ chịu mà hội trại tạo ra.

Với thông điệp "Ai ở đâu sáng tác ở đấy" tôi thấy rất ngộ, rất hay và phù hợp với quy định chung về giãn cách xã hội. Tuy không thật vui bằng được gặp nhau trò chuyện, giao lưu chuyện đời, chuyện nghề nhưng nó cũng không ảnh hưởng đến nhiều chuyện sáng tác và chất lượng của tác phẩm".

{keywords}
Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành. 

Hoạ sĩ Phạm Kiên chia sẻ: "Hội trại nghệ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng luôn luôn thiếu với anh chị em nghệ sĩ. Hội trại là nơi truyền lửa, truyền nguồn cảm hứng, truyền năng lượng cho nhau, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong sáng tác. 

Với hình thức tổ chức hội trại online việc sáng tác không tập trung phần nào ảnh hưởng tới cuộc chơi vui tưng bừng đúng tính chất của một hội trại truyền thống, ảnh hưởng phần nào đến nguồn cảm hứng và hào hứng sáng tác. Tuy nhiên, mọi người sáng tác tại nhà cũng có cái hay riêng đó là tác phẩm sẽ được làm kỹ hơn, sâu hơn và cũng tiện lợi hơn trong sáng tác. Với những người đã quen trong việc sáng tác độc lập thì có khi lại thích sáng tác tại nhà hơn nó yên tĩnh có cái thú vị trong sáng tác".

{keywords}
Một tác phẩm tham dự Hội trại điêu khắc 30+ lần 2.

Hoạ sĩ Bích Ngọc là người sống trong tâm dịch Covid-19, là người đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng và khủng hoảng của Covid-19 nhưng cô đã tìm được nguồn cảm hứng, vực dậy tinh thần: "Hội trại này chúng tôi có khả năng chia sẻ, lan tỏa yêu thương cho nhau thông qua những ý tưởng nghệ thuật và những người chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh như tôi không cảm thấy đơn độc. Chúng tôi được chia sẻ tinh thần sáng tác với nhau, cùng nhau lạc quan thích ứng với trạng thái bình thường mới. Chúng tôi xa mặt nhưng không cách lòng".

Tình Lê

Tái hiện ký ức Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây xưa

Tái hiện ký ức Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây xưa

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức triển lãm trực tuyến 'Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây, nhân 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2021).