Nhiều người Việt chưa thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Với dân số đứng thứ 15 trên thế giới, thứ 3 tại Đông Nam Á cùng tỷ lệ tiếp cận tài chính thuộc mức thấp, Việt Nam hiện là một trong 25 nước thuộc nhóm ưu tiên của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong chương trình Tiếp cận tài chính toàn cầu (Universal Financial Access) đến năm 2020. Chương trình tập trung chính vào việc phổ cập kiến thức tài chính cho người dân đồng thời phối hợp cùng Chính phủ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư nhân tại các nước nhằm mở rộng hơn cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng cho 1 tỷ người trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo của World Bank vào năm 2018, 69% dân số Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Con số này ở châu Âu và Trung Á chỉ ở mức 35%.

{keywords}
69% người dân chưa thể tiếp cận với nguồn tín dụng hợp pháp, phần lớn tập trung ở nông thôn và các thành phố nhỏ.

Vấn đề tài chính toàn diện cũng là một trong những nhiệm vụ tiên quyết, quan trọng được Chính phủ chỉ đạo trong Nghị quyết 01/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Cụ thể, Nghị quyết đã đưa việc xây dựng “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện trong năm 2019. Theo đó, các tổ chức tài chính cần chung tay đề ra giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho người có thu nhập thấp, gỡ bỏ những rào cản khó khăn khi người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống.

Tuy vậy, những tổ chức tín dụng truyền thống như ngân hàng thường không thể hỗ trợ nhu cầu của người dân có thu nhập thấp hoặc chưa từng có hồ sơ vay. Việc đòi hỏi phải có lịch sử tín dụng hoặc tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo là những rào cản gây khó khăn cho nhóm khách hàng này khi tìm đến những nguồn tín dụng chính thống. Khi không thể tiếp cận với nguồn vốn chính thống, họ chỉ có thể vay mượn từ người quen hoặc không còn lựa chọn nào khác ngoài những cá nhân, tổ chức cho vay bất hợp pháp.

Với việc cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp, có trách nhiệm, đồng thời không yêu cầu quá nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp với nhóm khách hàng có thu nhập vừa và thấp, không đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng, Home Credit đã góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng chính thống cho nhiều người dân.

Mở rộng tài chính toàn diện qua công nghệ, các chương trình xã hội

Home Credit nhận định việc nâng cao nhận thức, kiến thức tài chính cho nhiều tầng lớp để người dân hiểu đúng, vay đúng là rất quan trọng. Home Credit cũng là một trong số ít công ty trên thị trường thường xuyên thực hiện những hoạt động này thông qua chuỗi hội thảo tư vấn kiến thức tài chính “Sẵn sàng hành trang mới” dành cho tân sinh viên hay chương trình “Vay chủ động” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho người đi vay tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước.

{keywords}
Home Credit tích cực đẩy mạnh những hoạt động nhằm nâng cao kiến thức tài chính tiêu dùng cho người dân.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, Home Credit còn chú trọng đầu tư những công nghệ mới nhất trong khâu thẩm định rủi ro. Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng quyết định khả năng vay vốn của người đi vay.  Cùng với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… công nghệ big data đang dần trở nên quan trọng đối trong quá trình thẩm định, quản lý rủi ro với các công ty tài chính như Home Credit. Ngoài đẩy nhanh tốc độ xử lý khối lượng lớn thông tin phức tạp trong một thời gian ngắn, loại dữ liệu này còn cho phép các công ty đánh giá, dự đoán tình trạng tín dụng của khách hàng, từ đó đưa ra khoản vay phù hợp cho từng cá nhân.

Ngoài việc liên tục ứng dụng những công nghệ xử lý dữ liệu mới, Home Credit cũng đã và đang tích cực hợp tác với các công ty cung cấp dữ liệu đã được mã hóa như VNPT, Mobifone, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)… để tăng cường độ chính xác trong khâu thẩm định, thông qua đó đem lại cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính an toàn cho hàng triệu người Việt. Điều này rất quan trọng để đảm bảo an toàn tín dụng cho 2 phía: Home Credit và cả chính người đi vay. Việc khách hàng nhận được hạn mức vay phù hợp với tình trạng tín dụng giúp họ có thể quản lý tài chính của chính mình và gia đình, tránh rơi vào tình trạng vay mượn quá khả năng chi trả.

Không chỉ được dùng để đánh giá, thẩm định trước khi hợp đồng vay được ký, big data cũng sẽ ghi nhận thông tin về quá trình chi trả khoản vay của khách hàng để Home Credit hiểu hơn về khách hàng của mình và phục vụ họ tốt hơn trong tương lai. Nếu khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc thỏa mãn những tiêu chí về tài chính, họ sẽ dễ dàng tiếp cận với những khoản vay trong tương lai với gói vay có giá trị cao hơn, mức lãi suất ưu đãi hơn. Đối với những người chưa có lịch sử tín dụng, đây sẽ là cánh cửa để tiếp cận với nguồn vốn lớn hơn từ ngân hàng khi có nhu cầu vay những khoản vay lớn hơn phục vụ nhiều nhu cầu hơn trong cuộc sống.

Chia sẻ về tầm quan trọng của big data, ông Dmitry Mosolov - Tổng Giám đốc Home Credit Việt Nam nhận xét: “Với vị thế là một công ty tài chính an toàn và có trách nhiệm từ châu Âu, việc cho vay trách nhiệm để ủng hộ chính sách tài chính toàn diện cho người dân Việt Nam luôn là mục tiêu trọng yếu mà Home Credit hướng đến. Bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như big data để đưa cho khách hàng những khoản vay an toàn, phù hợp với khả năng tài chính của họ, chúng tôi tin rằng đó chính là cách thức để mang đến cho họ một nền tảng tài chính ổn định để từ đó có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.”

Minh Ngọc