Theo RT, trong ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Brazil đã thông báo về việc Indonesia gia nhập BRICS với tư cách là thành viên chính thức. Brazil đang là nước giữ vai trò chủ tịch luân phiên của BRICS.

"Xin chúc mừng Indonesia trở thành thành viên đầy đủ của BRICS. Là quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia chia sẻ tầm nhìn với các thành viên khác về cải cách thể chế toàn cầu và đóng góp tích cực cho tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu", Bộ Ngoại giao Brazil cho biết.

Về phía Indonesia, nước này khẳng định việc tham gia BRICS phù hợp với các chương trình nghị sự của Jakarta, đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Indonesia nhấn mạnh rằng việc trở thành thành viên BRICS là biểu hiện của chính sách đối ngoại không liên kết.

a8e7d16053787cabe00f076540.jpg
Ngoại trưởng Indonesia Sugiono tại hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024. Ảnh: Sputnik

BRICS được thành lập vào năm 2009 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với Nam Phi tham gia 2 năm sau đó. Vào năm 2023, BRICS đã kết nạp thêm các thành viên gồm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE).

Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, trong khi cả Thái Lan và Malaysia cũng từng công khai bày tỏ mong muốn được trở thành thành viên của nhóm này.

Theo các quan chức Nga, hiện đang có khoảng 20 quốc gia muốn trở thành đối tác của BRICS, bao gồm Azerbaijan, Bangladesh, Bahrain, Burkina Faso, Venezuela, Honduras, Zimbabwe, Campuchia, Colombia, Congo, Lào, Kuwait, Morocco, Myanmar, Nicaragua, Pakistan, Palestine, Senegal, Syria, Chad, Sri Lanka, Guinea Xích Đạo và Nam Sudan.

Cuba chính thức đề nghị xin gia nhập nhóm BRICS

Cuba chính thức đề nghị xin gia nhập nhóm BRICS

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Cuba cho biết, nước này đã chính thức gửi yêu cầu xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) với tư cách quốc gia đối tác.