Iran đã biến phi cơ của Mỹ thành đồ chơi và còn định gửi trả lại Washington một chiếc. Cùng lúc, Tehran lại cấm bán búp bê Barbie của Mỹ tại Iran.

Biến phi cơ thành trò đùa

Các báo cáo cho biết Mỹ sẽ tìm cách đòi lại chiếc máy bay do thám bị Iran tóm được hồi tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, thiết bị này đã được thu nhỏ xuống tỉ lệ 1:80 so với kích thước ban đầu và đang được đưa ra thị trường làm đồ chơi.

Iran đã biến phi cơ của Mỹ thành đồ chơi
Hãng tin AP đã dẫn lời hãng radio nhà nước của Iran rằng chiếc máy bay do thám tàng hình không người lái US RQ-170 Sentinel đã được sao chép trở thành đồ chơi và sớm bán ra thị trường ở Tehran.

Món đồ chơi này có thể sẽ được bán với giá 70.000 rial, tức khoảng 4USD.

Một trong số các mẫu mã này sẽ được gửi tới Nhà Trắng để đáp trả lại yêu cầu chính thức từ phía Washington hồi tháng trước nhằm đòi lại thiết bị tuyệt mật này.

Báo cáo của đài phát thanh Iran cho hay: mẫu mã này sẽ y chang như chiếc máy bay của Mỹ, nhưng tỉ lệ nhỏ hơn gấp 80 lần.

Chiếc máy bay do thám của Mỹ đã rơi vào tay Iran ở thị trấn Kashmar, cách biên giới Iran – Afghanistan 225km hồi đầu tháng 12.

Các kỹ sư cùng với quân đội Iran đã xác nhận rằng họ đã thâm nhập được vào hệ thống bên trong của chiếc máy bay một cách dễ dàng và đưa nó xuống mặt đất mà không hề xảy ra sự cố gì.

Sau đó, chính quyền Obama đã yêu cầu Iran trả lại chiếc phi cơ, nhưng Tehran đã từ chối và tuyên bố rằng chiếc máy bay này đã thâm nhập vào không phận của Iran nên nó đã trở thành tài sản của Iran.

Các báo cáo cũng ngụ ý rằng “chiến lợi phẩm” này có thể sẽ được trưng bày rộng rãi sau khi xem xét kỹ lưỡng, và trong một hoặc hai năm sau, chiếc phi cơ này có thể sẽ được bán đấu giá.

Cấm cửa Barbie

“Búp bê mà ai cũng thèm muốn” Barbie – biểu tượng của nước Mỹ đã không còn được ‘làm khách’ trên đất Iran. Hãng tin Reuters cho hay, món đồ chơi này sẽ phải dọn ra khỏi các gian hàng ở Tehran. Iran đã có ý định cấm này từ năm 1996, nhưng giờ mới đưa ra quyết định thực sự.

Búp Barbie  không còn được ‘làm khách’ trên đất Iran.
Cô búp bê nhỏ khiến các trẻ em trên khắp thế giới mê tít bị cho là “không mang tính Hồi giáo” và có tính chất hủy hoại tới các giá trị văn hóa của người dân. Theo một số chủ cửa hàng tạp hóa tại Tehran, cảnh sát văn hóa được giao nhiệm vụ chấm dứt việc kinh doanh loại đồ chơi này.

Đây không phải là diễn biến đầu tiên trong cuộc chơi như vậy. Năm 2003, Ả Rập Xê Út đã đưa ra lệnh cấm, và sau đó gạt Barbie ra ngoài vòng pháp luật vì “xúc phạm Hồi giáo”. Nhưng một số loại búp bê vẫn được yêu thích, thậm chí ở các quốc gia kín đáo hơn thế.

Fulla – loại búp bê do Các Tiểu vương quốc Ả Rập chế tạo và phân phối đã được đưa ra thị trường dành riêng cho trẻ em Hồi giáo và các quốc gia Trung Đông – đã giành được thành công lớn.

Theo các nguồn tin truyền thông của Iran, loại máy bay đồ chơi mô phỏng phi cơ tàng hình không người lái của Mỹ sẽ sớm được đưa ra thị trường và hy vọng sẽ lấp chỗ trống của các búp bê Barbie.

Lê Thu (tổng hợp)

Cấm vận Iran và ứng xử của các ông lớn châu Á
Dầu lửa là một trong những mặt hàng nhạy cảm về chính trị trong nhiều năm qua. Và giờ đây, bốn nền kinh tế lớn nhất châu Á đang đối mặt với khó khăn khi phải cân bằng giữa mong muốn chính trị và thực tại kinh tế.
 
Tehran: CIA âm mưu ám sát nhà khoa học Iran
Iran cho rằng vụ ám sát đẫm máu nhà khoa học của họ là do CIA dẫn đầu và hướng dẫn, cùng với sự trợ giúp của tình báo Anh.
 
Tàu Iran tiến sát tàu lớn Mỹ ở Vùng Vịnh
Các xuồng máy của Hải quân Iran đã hai lần tiếp cận các tàu lớn của Mỹ đi qua Eo biển Hormuz hồi tuần trước trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa hai nước. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc khẳng định hành động đó không phải là thù địch.