- Với chiêu "múa mép" là con nuôi một vị lãnh đạo, Phạm Thanh Nga đã lừa được hơn 36 tỷ đồng của những người nhẹ dạ.
Ngày 7/6, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Phạm Thanh Nga (SN 1981, ở Cầu Giấy, Hà Nội) ra xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, do làm ăn thua lỗ, trong thời gian từ tháng 8/2014, đến 5/2016, Phạm Thanh Nga có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, thông qua hình thức giả danh là con nuôi của một nguyên Phó trưởng Ban tổ chức TƯ và là em kết nghĩa với nguyên giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội.
Bị cáo Nga (áo đen) tại tòa |
Cụ thể, vào tháng 8/2012, Nga thuê nhà của chị V., giám đốc một công ty chuyên kinh doanh thiết bị y tế. Nga "nổ" việc mình là con nuôi của Phó Trưởng Ban Tổ chức Tư, phụ trách vấn đề y tế, văn hóa và có thể lo giúp chị V. trúng thầu các dự án cung cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Tin lời Nga, chị V. đã đưa cho bị cáo bộ hồ sơ năng lực của công ty mình. Để củng cố lòng tin của chị V., Nga nhờ một người lái xe ôm, dùng điện thoại sim rác gọi điện cho chị V., xưng là Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ, là bố nuôi của Nga và hứa sẽ giúp chị V. trúng thầu các dự án.
Cuối năm 2014, đầu năm 2015, sau nhiều lần liên lạc trao đổi qua lại, cuối cùng chị V. đã đưa cho Nga 65.000 USD và 640 triệu đồng để nhờ lo việc.
Sau khi nhận tiền, Nga lại nhờ người lái xe ôm giả danh vị cán bộ cấp cao điện thoại cho chị V. hỏi vay hơn 11 tỷ đồng để mua lại cổ phần của một khách sạn ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tin là thật, chị V. đã đến nhà Nga, đưa cho bị cáo hơn 11 tỷ đồng. Sau lần đó, Nga nhiều lần giả danh Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ, nhắn tin hỏi vay chị V. lúc thì 3 tỷ đồng, khi là 1,6 tỷ đồng để đưa cho các cán bộ tên tuổi khác.
Tại nhà Nga, chị V. đã đưa hơn 4 tỷ đồng mà không viết giấy biên nhận. Ngoài các khoản tiền trên, từ tháng 4/2015 đến 6/2015, Nga nói với chị V. có khả năng giúp chị này làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng các thửa đất tại phố Láng Hạ, Phạm Ngọc Thạch, Lê Văn Lương và tham gia dự án đồi Him Lam, quận Long Biên, Hà Nội.
Tin lời Nga, chị V. đã đưa cho bị cáo 8,6 tỷ đồng. Tổng cộng, Nga đã chiếm đoạt của chị V. hơn 25 tỷ và 65.000 USD.
Trong một vụ việc khác, vào tháng 12/2014, một người nhờ Nga lo cho một Phó Chủ tịch huyện miền núi lên làm Chủ tịch huyện. Nga đồng ý và yêu cầu bị hại nộp 80.000 USD, hẹn sau một tháng sẽ có quyết định bổ nhiệm.
Đến hẹn không thấy, bị hại đòi tiền, Nga đã phải trả cho bị hại 50.000 USD và 250 triệu đồng.
Trong giai đoạn điều tra, CQĐT đã làm việc với một nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng. Ông xác nhận không quen biết Nga và không có con nuôi nào tên Phạm Thanh Nga.
Tại CQĐT, Nga khai, toàn bộ số tiền lừa đảo được, chị ta dùng chi tiêu cá nhân và trả nợ.
Ngoài hai trường hợp nêu trên, Nga còn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 7 người khác. Tổng cộng, Nga đã chiếm đoạt hơn 36 tỷ đồng của 9 bị hại. Đến nay mới khắc phục được hơn 5 tỷ đồng.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân.
Huyền Như lừa đảo, bị hại ‘đòi’ tiền Vietinbank
Cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền Huyền Như đã chiếm đoạt, 5 công ty được xác định là bị hại của Huyền Như đã làm đơn kháng cáo.
Đà Nẵng: Xuất hiện lừa đảo, tống tiền qua điện thoại
Trước tình hình liên tiếp nhiều vụ lừa đảo, tống tiền qua điện thoại, Sở TT&TT TP Đà Nẵng đã ra cảnh báo nhằm tránh lừa đảo cho người dân.
Cựu ĐBQH lừa đảo: 'Đất vàng' B5 Cầu Diễn sẽ rơi vào tay ai?
Các bị hại mong HĐXX cấp phúc thẩm có ý kiến với UBND TP Hà Nội để dự án B5 Cầu Diễn tiếp tục được thực hiện.
Nóng: Bộ Công an đã điều tra về đường dây lừa đảo tiền ảo Ifan
Từ nhiều tháng nay, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra về đường dây huy động tiền ảo Ifan theo mô hình đa cấp.
Ông Diệp Khắc Cường lên tiếng về cáo buộc tham gia lừa đảo tiền ảo 15.000 tỷ
Doanh nhân Diệp Khắc Cường chính thức lên tiếng về thông tin liên quan đến đường dây lừa đảo tiền ảo 15.000 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận.
T.Nhung