- Nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn đang gây xôn xao dư luận cần làm cẩn thận nhưng không được kéo dài thời gian.
Yêu cầu hội đồng ngành Ngôn ngữ học kiểm tra nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
Quy định đã rõ ràng
Phân tích về sự việc này, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho rằng, theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư kèm theo Quyết định số 174/2008, một trong những tiêu chuẩn chung cho chức danh giáo sư, phó giáo sư là phải trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Mặt khác, theo khoản 1 điều 18 Quyết định 174/2008/QĐ-TTg, những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Vì vậy, nếu kết luận rằng ông Tồn đạo văn phải tước chức danh giáo sư ngay.
Ông Tùng đề xuất về tiến trình xử lý như sau: “Việc đầu tiên là xem xét để kết luận ông Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không. Nếu có, thì Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cần họp sớm để ra quyết định hủy công nhận chức danh giáo sư căn cứ vào điều 8.2 và 18.1 của quyết định 174/2008/QĐ-TTg để tước chức danh giáo sư của ông Tồn. Vì để càng lâu càng tạo dư luận xấu về cách thức làm việc và ứng xử của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét trách nhiệm của Hội đồng giáo sư ngành Ngôn ngữ khi công nhận ứng viên có sai phạm” – ông Tùng nói.
Còn ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho rằng, đối với trường hợp của ông Nguyễn Đức Tồn, theo những gì mà GS Trần Ngọc Thêm đã nói, thì ông Tồn dịch tài liệu tiếng Nga đưa cho học trò tham khảo, rồi chép nguyên xi vào mà không phát hiện là sự quá dễ dãi.
“Theo Quy định 174/2008/QĐ-TTg, trường hợp này Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét theo thẩm quyền và tước bỏ chức danh giáo sư của ông Tồn" - TS Vinh cho biết.
Cẩn trọng nhưng không xuê xoa
Trong khi đó, nói về việc việc ông Nguyễn Đức Tồn, PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nói rằng, sự kiện gây ồn ào mấy ngày qua trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bởi vậy, tước hay không tước danh hiệu giáo sư, phó giáo sư có quy định rõ ràng.
“Nếu đúng là ông Tồn có đạo văn thì việc tước danh hiệu giáo sư, thậm chí cả phó giáo sư trước đây của ông là hoàn toàn cần thiết và đáng làm. Tuy nhiên, đây là chuyện có liên quan đến một con người, nên phải làm cẩn trọng. Dù gì chăng nữa thì việc chép sách cần phải được xử lý, không được xuê xoa”- PGS Đoàn Lê Giang lưu ý.
Thăm dò ý kiến về việc Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sẽ phản ứng như thế nào trước nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn |
PGS Giang cho rằng, ở nước ta có khuynh hướng coi việc ăn cắp tiền, ăn cắp tài sản mới là xấu, còn "đạo" tài sản trí tuệ của người khác thì lại dễ xuê xoa.
PGS.TS Giang cho rằng, dù sự việc ông Tồn đã gây ồn ào nhưng Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước có vẻ phản ứng hơi chậm trong việc này.
“Đáng lẽ Hội đồng cần họp ngay, cử ra một tổ thanh tra gồm những nhà chuyên môn có uy tín, trung thực, xem xét lại toàn bộ các công trình của ông Tồn, trong đó có các công trình bị tố là đạo văn. Bên cạnh đó, nên ra thông báo Tổ thanh tra sẽ tiếp nhận thêm các tố cáo khác. Công trình đã xuất bản còn lưu đầy đủ, thì việc ông Tồn có đạo văn không hay ai chép của ai sẽ biết ngay".
Riêng ông Hoàng Ngọc Vinh thì đề xuất “Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cần có chỉ đạo kiểm tra làm rõ vi phạm của Hội đồng cấp cơ sở, cấp ngành, không để các hội đồng hoạt động "à ơi" mãi. Còn nếu cơ quan xác minh trường hợp ông Tồn không đạo văn thì những người tố cáo và đưa bằng chứng sai sẽ phải chịu xử lý”.
Theo ông Vinh, trong lịch sử đã có nhiều trường hợp bị tước chức danh phó giáo sư, do đó không thể dung túng cái sai, để ảnh hưởng tới uy tín của giáo sư, phó giáo sư chân chính khác.
Thông tin đến chiều 117/5 cho hay, teo yêu cầu của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, Hội đồng chức danh GS ngành ngôn ngữ học phải kết luận GS Tồn có "đạo văn" hay không và báo cáo trong tháng 5.
Trao đổi với VietNamNet, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước cho biết: "Cần tiến hành khẩn trương nhưng phải rất thận trọng. Hội đồng phải làm việc một cách cẩn thận. Sự việc sẽ được trả lời cụ thể bằng văn bản”.
Đối tượng bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư: - Người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; những người đã được phong hoặc được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận; - Người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hoặc tước bằng tiến sĩ thuộc ngành chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư; - Người đã bị kỷ luật buộc thôi việc; - Người bị toà án phạt tù giam hoặc án treo, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; Thủ tục hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư như sau: Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước xác minh những trường hợp thuộc đối tượng bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Đồng thời, Hội đồng này cũng thẩm định và quyết nghị bằng lấy phiếu kín từng trường hợp bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Nghị quyết có giá trị thực hiện nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tán thành. Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của Hội đồng ra quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo, cho các cơ sở giáo dục đại học và cho người bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh hoặc cho người bị tước bỏ công nhận chức danh. |
Tuệ Minh
Yêu cầu hội đồng ngành Ngôn ngữ học kiểm tra nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết đã yêu cầu hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học kiểm tra, xác minh vụ việc nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò.
"Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn"
GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò là có thật.
Xôn xao nghi vấn thầy "đạo văn" trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì?
Những ngày gần đây, giới nghiên cứu đang xôn xao về một nghi vấn đạo văn đã từng được đặt ra hàng chục năm trước
"Đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua"
Nhiều ý kiến cho rằng những người làm khoa học ở Việt Nam còn đang rất dễ dãi với nhau, từ cấp cử nhân cho tới các ứng viên GS, PGS.
Ứng viên Tổng thống Phần Lan bị tố đạo văn của sinh viên
Một cuộc điều tra cho thấy, ứng cử viên chức Tổng thống Phần Lan – bà Laura Huhtasaari đã đạo văn phần lớn luận văn thạc sĩ của mình.