- “Cảng Vũng Áng thiết kế chỉ 10.000 DWT nhưng sau khi kiểm định tàu 50.000 WT vẫn vào được. Vấn đề tại cảng Thị Vải là phải kiểm định thật cụ thể xem cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn hơn hay không...”.

Cục trưởng Cục Hàng hải VN - Nguyễn Nhật cho biết như vậy khi đại diện cảng Thị Vải đề xuất cho tàu 75.000 DWT vào cảng bốc xếp hàng hóa.

Tại Hội nghị tổng kết công tác cho thuê quản lý khai thác kết cầu hạ tầng cảng biển năm 2014 diễn ra chiều 6/3, đại diện Cục Hàng hải cho biết:Thực hiện nghị định 21 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Cục đã đấu thầu cho thuê khai thác 3 cảng mới xây dựng và tiếp tục cho thuê 1 cảng sau khi kết túc giai đoạn thí điểm cho thuê.

Về kết quả sản xuất kinh doanh tại Cầu 5,6,7 bến cảng Cái Lân tổng sản lượng thông qua trong năm 2014 là 5,5 triệu tấn, doanh thu đạt 195 tỷ, chị phí 186 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 9 tỷ đồng; Bến cảng container quốc tế Cái Mép, tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt 46.092 TEUs (đạt 8% công suất thiết kế) doanh thu đạt 57,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 9,9 tỷ đồng; Bến cảng tổng hợp Thị Vải tổng sản lượng hàng hóa thôn qua trong năm 2014 đạt 1,3 triệu tấn, chỉ đạt 85% công suất thiết kế, doanh thu đạt 42 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 13 tỷ đồng...

Riêng Cảng biển An Thới tổng sản lượng hàng hóa thông qua thấp, chỉ đạt 61.893 tấn (đạt 23% công suất thiết kế), doanh thu đạt 712,8 triệu, tính tổng thể lỗ 1,1 tỷ đồng.

{keywords}
Ông Nguyễn Nhật cho biết: Cục sẽ tạo điều kiện tốt nhất có thể để các DN thuê cảng biển hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

Sở dĩ, trong năm đầu tiên kết quả kinh doanh của các cảng biển cho thuê chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do các cảng này còn gặp những khó khăn trong công tác quả lý, khai thác và đầu tư thêm khi tiếp nhận thuê cảng.

Cụ thể, hệ thống kết nối giao thông và hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. QL18 vào cảng Cái Lân bị tắc gây cản trở không nhỏ đến việc các xe ra vào cảng; đường liên cảng vào cảng Thị Vải hiện rất xấu, đang chờ thi công làm ảnh hưởng không nhỏ đến lượng xe ra vào cảng; đường nối vào cảng An Thới đi qua khu vực chợ và dân cư đông đúc, đường nhỏ hẹp nên xe có trọng tải lớn không thể vào được...

Ngoài ra việc chuyển đổi bổ sung công năng và nâng cấp một số cảng tại cùng khu vực với các cảng cho thuê đã gây nên hiện tượng cạnh tranh quyết liệt...

Khách hàng truyền thống chưa quen với cảng mới dù các đơn vị thuê khai thác cảng đã chủ động, nổ lực trong việc tìm kiếm bạn hàng, đầu tư máy móc trang thiết bị cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh cảng biển.

Kiểm định thấy đủ điều kiện cho tàu lớn vào cảng

Ông Lê Minh Cường – TGĐ Cty CP Cảng tổng hợp Thị Vải cho biết: Hiện nay cầu cảng tổng hợp Thị Vải được cấp phép tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 WT đầy tải (có xét đến tàu hàng rời 75.000 WT hạ tải), trong khi xu thế chung của tàu hàng rời hiện nay đều hướng tới sử dụng cỡ tàu trên 80.000 DWT nhằm giảm chi phí vận chuyển do chi phí vận chuyển trên mỗi tấn hàng thấp.

“Cảng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các cảng trong khu vực do hạn chế không thể tiếp nhận tàu lớn vào xếp dỡ hàng hóa, trong khi việc nâng cấp nếu được sẽ mất rất nhiều thời gian và tài chính”, ông Cường nói.

{keywords}
Kiểm định luồng tuyến để tàu trọng tải lớn cào cảng Thị Vãi bốc xếp hàng hóa.

Từ thực tế trên, ông Cường kiến nghị Cục Hàng hải VN xem xét cấp phép cho Cảng Thị Vải tiếp nhận tàu đến 75.000 DWT đầy tải thay vì hạ tải như hiện này.

Đối với những tàu trên 75.000 DWT có yêu cầu vào cảng thì Cảng sẽ báo cáo Cảng vụ Vũng Tàu xem xét cho từng trường hợp cụ thể.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Nhật  - Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho biết: Không nên hạn chế khả năng tiếp nhận tàu vào cảng biển. Khi kiểm định luồng ngoài cảng Thị Vải nếu thấy có đủ khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn Cục sẽ kiến Bộ GTVT cho phép tiếp nhận tàu trọng tải 75.000 DWT.

“Cảng Vũng Áng thiết kế chỉ 10.000 DWT nhưng khi kiểm định tàu 50.000 WT vẫn vào được. Vấn đề tại cảng Thị Vải là phải kiểm định thật cụ thể xem cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn hơn hay không. Nếu có đủ khả năng thì Cục sẽ có báo cáo xin ý kiến Bộ cho phép tàu trọng lớn hơn vào cảng bốc xếp hàng hóa”, ông Nhật nói.

Để hỗ trợ các cảng cho thuê khai thác phát triển, ông Nhật cho biết, sẽ kiến nghị Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ bố trí đủ kinh phí để nạo vét duy ty luồng tuyến vào các cảng cho thuê đạt chuẩn tắc thiết kế; Sớm bố trí vốn để hoàn thiện hệ thống đường kết nối vào cảng.

Cục Hàng hải cũng đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP.HCM nhanh chóng triển khai di dời các cảng trên sông Sài Gòn để tránh ùn tắc khu vực nội đô và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải.

Vũ Điệp