Cụ thể, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nêu kiến nghị tới Bộ GD-ĐT: “Học phí bậc đại học đang tăng cao gây khó khăn cho nhiều gia đình có con em theo học, cơ hội theo học các trường chất lượng cho sinh viên nghèo có học lực khá, giỏi bị thu hẹp. Đề nghị Bộ xem xét điều chỉnh giảm học phí đại học”.

Trả lời vấn đề này, Bộ GD-ĐT cho hay, theo các quy định thì đến năm 2021 giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí) phải tính đủ chi phí đào tạo, khi đó mức học phí së tăng cao. Vì vậy, để bảo đảm an sinh xã hội, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

Theo đó, dự kiến đến năm 2025 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ là dịch vụ đào tạo đại học và đến năm 2030 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước. 

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo duc, đào tạo để áp dụng từ năm học 2021-2022.

Theo đó, mức học phí hằng năm được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đóng góp của người dân, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã quy định mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập năm học 2021-2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020-2021.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ngoài ra, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu thực tế rất nhiều ngành đào tạo tài năng, đào tạo khoa học cơ bản khó tuyển sinh, có nguy cơ ít được quan tâm đầu tư vì hiệu quả tài chính thấp như các ngành sư phạm, cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,... Do đó, cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét ưu tiên đầu tư cho những ngành chất lượng, khó tuyển sinh để thu hút học sinh giỏi nhờ miễn giảm học phí và chu cấp học bổng.

Về nội dung kiến nghị này, Bộ GD-ĐT cho hay, đối với sinh viên sư phạm, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học và được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Đồng thời, tại khoản 19 Điều 15 Nghị  định số 81/2021/NĐ-CP  đã có quy định đối tượng miễn học phí là: “Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định”.

Theo Bộ GD-ĐT, việc miễn học phí đối với ngành nghề khác như cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,... sẽ tác động lớn đến ngân sách nhà nước, do đó, Bộ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định về chính sách miễn, giảm học phí đối với các ngành đào tạo tài năng, các ngành khoa học cở bản vào thời điểm thích hợp, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Thanh Hùng

Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

Đề xuất chi cao nhất hơn 3,5 tỷ đồng cho 1 giảng viên làm tiến sĩ

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89. Theo đó, mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng.