PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là cán bộ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông cho biết: Ngày 23/9, ông đại diện cán bộ của Trung tâm Công nghệ Giáo dục gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về bộ sách của Trung tâm Công nghệ Giáo dục, tác giả là GS Hồ Ngọc Đại.

Ngày 25/9, ông nhận được thư trả lời của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kí thay Bộ trưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng nội dung thư trả lời của Bộ GD-ĐT có phần vô cảm, chưa giải đáp thỏa đáng những điều mà họ trăn trở.

Do đó, ông gửi thư tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - người phụ trách lĩnh vực giáo dục để bày tỏ ý kiến của mình.

{keywords}
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là cán bộ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Anh Minh.

Theo kiến nghị, “Sách giáo khoa “Tiếng Việt 1” và “Toán 1” của GS Hồ Ngọc Đại có lịch sử hình thành đã trên 40 năm, đã được hoàn thiện để có thể đưa sử dụng trên cả nước. Bộ sách này phù hợp với đường lối quan điểm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và không thuộc bộ sách cải cách giáo dục đã hết hạn sử dụng đã được thay bằng bộ sách của chương trình tiểu học năm 2000 từ năm học 2002 – 2003, cũng không thuộc của chương trình tiểu học 2000 sẽ được thay thế bằng các sách mới vào năm học tới đây. Mà là sách mới đã được nhiều lần nghiệm thu thẩm định và khi cần đã được lựa chọn áp dụng như một phương án đổi mới để khắc phục khó khăn nhằm ổn định, phát triển giáo dục. Có thể nói, bộ sách CNGD nói riêng, mô hình giáo dục tiểu học CNGD nói chung là thành tựu mới trong nền giáo dục Việt Nam.

Trong thư, TS Nguyễn Kế Hào giải thích: "Về nội dung Bộ GD-ĐT cho biết “tập thể tác giả bản mẫu sách ‘Tiếng Việt 1’, ‘Toán 1’ do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên có thể hoàn thiện bản mẫu sách theo Chương trình giáo dục phổ thông và đề nghị thẩm định lại theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT để sách có cơ hội góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới.Điều này là khó khả thi vì nếu chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì cần nhiều thời gian và sẽ mất đi bản sắc của “sách giao khoa công nghệ giáo dục”.

 

Trong khi đó, sách ‘Tiếng Việt 1’ và sách ‘Toán 1’ CNGD đã được thực nghiệm, được nghiệm thu đánh giá nhiều lần và nhiều địa phương áp dụng đạt hiệu quả cao. Riêng sách “Tiếng Việt 1” trong 2 năm gần đây (2017 và 2018) đã liên tục được Hội đồng thẩm định của Bộ xem xét đánh giá, đã thông qua và đang được áp dụng rộng rãi.Ngoài ra, theo ông Hào, bộ sách CNGD khác biệt với các bộ sách của các nhóm tác giả khác vừa được thẩm định. Cụ thể, các bộ sách của các nhóm tác giả khác vừa được thẩm định theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT mới chỉ là bản mẫu SGK chứ chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Bộ sách CNGD, về khoa học đã nhiều lần được nghiệm thu, thẩm định, đã từng bước được hoàn thiện, đã khá ổn định và còn nguyên giá trị. Về thực tiễn, bộ sách CNGD đã từng góp phần tích cực làm lành mạnh và phát triển giáo dục tiểu học trong những giai đoạn bộ sách này được Bộ GD-ĐT cho áp dụng thực tiễn ở nhiều địa phương. Do đó, không nên nhìn nhận bộ sách CNGD do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên như là sách cải cách giáo dục (triển khai từ năm 1981 được điều chỉnh hoàn thiện và phát huy tác dụng từ giữa thập niên 90 của thế kỉ trước); cũng không nên nhìn nhận như sách của Chương trình tiểu học 2000 được triển khai và liên tục giảm tải từ năm học 2002-2003 đến nay”.

Thay vào đó, nên xem xét đánh giá sách “Tiếng Việt 1” và “Toán 1” CNGD của GS Hồ Ngọc Đại theo cơ chế khác hoặc vận dụng Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT một cách không xơ cứng, chi tiết, mà căn cứ vào mục tiêu giáo dục và chuẩn đầu ra.

Theo ông Hào, năm học 2019-2020 tại 48 tỉnh/thành đang có trên 920.000 học sinh lớp 1 học theo sách “Tiếng Việt 1” CNGD.

Anh Minh

"Điều chỉnh thông tư dễ hơn sửa sách Công nghệ Giáo dục"

"Điều chỉnh thông tư dễ hơn sửa sách Công nghệ Giáo dục"

- Người đứng tên ký cả bản kiến nghị gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét việc sách Công nghệ giáo dục bị thẩm định không đạt cho hay, ông sẽ chưa dừng lại sau phần trả lời của Bộ GD-ĐT.