Đây là yêu cầu của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết TƯ 7.
Hôm nay, tại Hà Nội, Ban Bí thư TƯ Đảng tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết TƯ 7 khóa 12 của Đảng theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại Hà Nội và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên tham dự hội nghị.
Hội nghị nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo chủ chốt các cơ quan TƯ, địa phương, giúp nắm vững nội dung cơ bản, những điểm mới của các nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TƯ khóa 12, từ đó vận dụng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của các nghị quyết để xây dựng chương trình kế hoạch hành động của cơ quan, đơn vị, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, đưa nghị quyết vào cuộc sống
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Ảnh: Vietnam+ |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, nhấn mạnh, để việc học tập, quán triệt các nghị quyết đạt hiệu quả, đề nghị các đại biểu dành thời gian nghiên cứu sâu nội dung nghị quyết và các bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị TƯ 7 để nhận thức đúng, đầy đủ tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của từng nghị quyết.
Các nghị quyết vừa qua đã được Ban Chấp hành TƯ thông qua là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đề ra, đề cập tới những vấn đề lớn, hệ trọng, vừa cấp bách, trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, tác động to lớn, sâu sắc, trực tiếp đến đời sống, tâm tư của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
Việc học tập, quán triệt không chỉ để các cán bộ hiểu, nhận thức đúng về nghị quyết mà còn giúp có thêm kiến thức để làm tốt việc giới thiệu, quán triệt nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp chỉ đạo, triển khai nghị quyết tại địa phương, đơn vị mình trong thời gian tới.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các đại biểu đề cao tinh thần trách nhiệm, chú ý lắng nghe báo cáo viên trình bày để nắm vững nội dung cơ bản của các nghị quyết, nhất là những vấn đề mới, kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tăng cường trao đổi thảo luận, liên hệ thực tiễn của địa phương, đơn vị mình để nhận thức đầy đủ hơn nội dung của các nghị quyết.
Toàn cảnh hội nghị |
Sau hội nghị, các cấp ủy, tổ chức Đảng, đoàn thể phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức việc triển khai học tập, quán triệt và tuyên truyền giới thiệu 3 nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở đơn vị và địa phương mình.
Quá trình tổ chức học tập, tuyên truyền nghị quyết phải coi trọng tính thiết thực, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng, kiên quyết khắc phục “bệnh” lười học nghị quyết, học tập hình thức, đối phó, tiếp tục đổi mới việc học tập nghị quyết trên cơ sở coi trọng cá nhân chủ động tự nghiên cứu nghị quyết, trao đổi và thảo luận.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ chủ chốt cấp ban, ngành liên quan trực tiếp đến 3 lĩnh vực cán bộ, tiền lương và BHXH cần có thêm các hình thức thảo luận, hội thảo, tọa đàm chuyên sâu để phân tích kỹ tình hình, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế yếu kém, nhận thức sâu sắc, đầy đủ nội dung của từng nghị quyết và dành thời gian thỏa đáng để cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình kế hoạch hành động sát hợp với thực tiễn địa phương và đơn vị, trong đó cần xác định rõ việc cụ thể gắn với trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết.
Chú trọng phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong tuyên truyền 3 nghị quyết của Hội nghị trên cơ sở đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp nhân dân hiểu đúng, đầy đủ, cặn kẽ các chủ trương lớn của Đảng, tránh bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quán triệt nghị quyết TƯ 7, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu cấp ủy các cấp dành thời gian quan tâm đánh giá tổng hợp những đề xuất kiến nghị kể cả những ý kiến khác trong nhận thức và tổ chức thực hiện nghị quyết để có hình thức giải đáp kịp thời và báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiên quyết đấu tranh với những ý kiến không mang tính xây dựng, những quan điểm sai trái thù địch, cản trở việc nghiên cứu học tập, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghị quyết.
Hội nghị diễn ra trong 1 ngày. Sau phần phát biểu khai mạc của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, hội nghị nghe Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính giới thiệu nghị quyết “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”; nghe Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung giới thiệu về nội dung nghị quyết Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân giới thiệu nghị quyết về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Hàng loạt cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật là những ai?
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, 50 cán bộ diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật.
Cán bộ cấp chiến lược phải có sức đề kháng vượt lên cám dỗ
VietNamNet trò chuyện với PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
600 cán bộ cấp chiến lược: 3 độ tuổi, có đặc thù
600 cán bộ cấp chiến lược gồm các ủy viên TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh...
Cán bộ cấp chiến lược: Quy hoạch các chức danh từ Tổng bí thư
Sau hội nghị TƯ 7, Ban chấp hành TƯ sẽ tiến hành quy hoạch nhân sự khoá 13, trong đó có quy hoạch đối với tất cả chức danh từ Tổng bí thư.
'Bố trí cán bộ không phải người địa phương sẽ kiểm soát quyền lực tốt hơn'
Theo Bộ trưởng GTVT, bố trí một cán bộ không phải là người địa phương sẽ kiểm soát được quyền lực tốt hơn.
Theo VOV