- Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nhiều. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể bệnh nhân là rất cần thiết. Tuy nhiên, có một số thực phẩm có thể làm bệnh nhân sốt cao hơn và gây nguy hiểm cho tính mạng cần nên tránh.


Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Những thực phẩm cay như gừng, ớt, mù tạt... sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

{keywords}


Nước ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu...

Ngoài ra, mật ong và các loại đường ăn tự nhiên khác đều không lợi cho người bệnh sốt xuất huyết. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.

{keywords}

Cà phê và các chất kích thích khác


Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.

Trà đặc

Uống nhiều trà hay uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Thêm nữa, trong trà có chất tananh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.

{keywords}

Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách kiêng kỵ đối với người bệnh sốt xuất huyết. Bởi những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu.

Trứng

Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

{keywords}

Thực phẩm sẫm màu

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu... Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không. Khi uống vào, nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn ói hoặc có xảy ra xuất huyết dạ dày thì sẽ khó xác định được.

{keywords}

Lưu ý:

Người bị sốt xuất huyết cũng không nên kiêng cữ quá kỹ. Bên cạnh đó, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ưu tiên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại, súp các loại. Bạn nên cho người bệnh ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn ói.

Trong trường hợp người bệnh sốt xuất huyết bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngon, trướng bụng, mạch yếu… thì nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Thái Thị Hậu