Kể từ sau cuộc gặp Trump-Kim tháng 6/2018, tiến trình hướng tới đặt dấu chấm hết cho căng thẳng dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên đã chững lại. Nhưng năm 2019 có thể sẽ chứng kiến nhiều bước đi đột phá của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Tiết lộ vận tốc thực của vũ khí Nga khiến Mỹ 'bất lực'

Ảrập Xêút thay hàng loạt bộ trưởng sau vụ Khashoggi

Michelle Obama được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ

Sau hội nghị lịch sử ở Singapore và các tuyên bố theo sau đó, sự kỳ vọng chung tăng lên rất cao nhưng cuộc khủng hoảng Triều Tiên quá phức tạp để có thể giải quyết nhanh chóng. Theo nhận định của tác giả Alexander Freund trên báo Đức DW, bế tắc này hy vọng sẽ được khơi thông vào năm tới.

{keywords}
Nhiều chuyên gia cho rằng 2019 sẽ là năm ngoại giao nổi bật về giải trừ hạt nhân và hòa bình bền vưng trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Joint Press Corps)

Từng bước tiến tới thỏa thuận

Mặc dù vấp phải nhiều cản trở, Seoul và Bình Nhưỡng dường như vẫn quyết tâm cao độ đưa quan hệ song phương tiến về phía trước.

Một số sáng kiến đến nay đã thất bại vì những bất đồng đã tồn tại nhiều thập niên. Cấm vận quốc tế nhằm vào Bình Nhưỡng vẫn tiếp diễn, và cho tới khi nào chúng còn hiện hữu thì sự hợp tác kinh tế hơn nữa giữa hai miền Triều Tiên rất khó khăn.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, muốn duy trì cấm vận cho đến khi Triều Tiên thực hiện các bước giải trừ hạt nhân chắc chắn và không thể đảo ngược. Nhưng về phần mình, chính quyền Kim Jong Un muốn cấm vận được nới lỏng để đổi lấy nhưng gì đã nhượng bộ.

Và chừng nào Triều Tiên chưa nhận được bất kỳ đảm bảo an ninh tin cậy, thì nước này sẽ không từ bỏ tấm thẻ mặc cả đáng có trong tay, đó là vũ khí hạt nhân.

Giới phân tích cho rằng, bế tắc này có thể sẽ được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh mới giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald trump - khả năng diễn ra vào mùa xuân năm 2019.

Mục tiêu

Bên cạnh đó, những thành tựu tương đối nhỏ trong nhưng tháng gần đây - điều mà trước đó ít ai có thể nghĩ tới – đang tiếp sức cho sự lạc quan.

Sau nhiều năm leo thang căng thẳng, hai miền bán đảo Triều Tiên đã thành công trong việc khép lại vòng xoáy đối đầu. Giờ đây, các đoàn đại biểu cấp cao, thậm chí các nguyên thủ, thường xuyên gặp gỡ.

Mọi nỗ lực được thực hiện bền bỉ để triệt tiêu các nguồn tiềm tàng gây nguy hiểm ở biên giới hai nước. Cả Seoul và Bình Nhưỡng đều đã rút quân khỏi một số trạm gác, bắt đầu gỡ mìn chôn trong khu vực, và tái kích hoạt đường điện thoại nóng giữa lãnh đạo hai bên - nhằm ngăn chặn bất kỳ sự khiêu khích nào leo thang thành cuộc đối đầu toàn diện.

Các kế hoạch hợp tác chắc chắn

Seoul và Bình Nhưỡng đang rất muốn thúc đẩy một mối quan hệ đối tác kinh tế gắn bó hơn. Chẳng hạn, hai bên muốn đưa khu công nghiệp Kaesong trở lại hoạt động và tạo ra một hệ thống đường sắt kết nối xuyên biên giới.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã giảm nhẹ cấm vận để cho phép Hàn Quốc tiến hành kiểm tra mạng lưới đường sắt của Triều Tiên, nhưng cấm vận nhìn chung vẫn có hiệu lực.

Tầm quan trọng của dịch vụ tàu lửa xuyên biên giới đối với Hàn Quốc và Triều Tiên không chỉ mang tính biểu tượng. Một khi cấm vận quốc tế được dỡ bỏ thì Hàn Quốc có thể tận dụng lợi thế này để vận chuyển hàng hóa sang không chỉ Triều Tiên mà cả sang Trung Quốc, thông qua tuyến Gyeonggui dọc bờ biển phía tây, và sang Nga thông qua tuyến Donghae dọc toàn bộ bờ đông.

Triều Tiên thực tế sẽ phải bắt đầu "phi hạt nhân hóa". Và Mỹ chắc chắn tiếp tục gây áp lực cần thiết để đạt đến kết quả này.

Vai trò không thể thiếu của Trung Quốc

Trung Quốc, một siêu cường mới nổi, sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Triều Tiên.

Trong năm qua, Kim Jong Un đã thành công trong việc cải thiện quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh. Lãnh đạo Triều Tiên thường xuyên cử các đoàn đại biểu cấp cao tới Trung Quốc, và bản thân ông đã 3 lần đặt chân sang nước láng giềng. Tất cả những điều đó cho thấy tầm quan trọng mà Bắc Kinh đang nắm giữ trong tiến trình cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Trong năm tới, nhiều khả năng Kim Jong Un sẽ đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình và sự kiện này sẽ là một thành tích ngoại giao nổi bật của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời phát đi một thông điệp rõ ràng tới Washington về nước đang là siêu cường dẫn đầu ở châu Á.

Mỹ và Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến những gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2019, nhưng quyết định cuối cùng là do phía Triều Tiên đưa ra.

Mối quan hệ tin cậy giữa Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Ban Ki Moon đã phát triển trong nhưng tháng gần đây và trở thành một nền tảng cơ bản. Với kỹ năng và sự can đảm, hai ông có thể có tạo ra nhiều đột phá nhằm khơi thông bế tắc trên Bán đảo và được cho là sẽ có những bước đi quyết định nhằm đạt được hòa bình bền vững.

Thanh Hảo

Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018

Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có một năm 2018 với nhiều thay đổi ngoạn mục nhằm bình thường hóa quan hệ của Triều Tiên với thế giới bên ngoài.

Ông Trump 'nhắn nhủ' Kim Jong Un

Ông Trump 'nhắn nhủ' Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Kim Jong Un biết rằng ông quý mến và sẽ thực hiện mong muốn của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên.

Những nước cờ ngoạn mục thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un

Những nước cờ ngoạn mục thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un

Ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011 sau khi cha ông qua đời. Khi đó, ông còn rất trẻ, đang ở độ tuổi 20 và có rất ít kinh nghiệm lãnh đạo.

'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'

'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'

Tổ chức giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho rằng rất ít bước tiến đạt được hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng 6.

Chân dung 'chính thức đầu tiên' của Kim Jong Un

Chân dung 'chính thức đầu tiên' của Kim Jong Un

Bức vẽ được cho là tấm chân dung chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện vào đầu tuần này nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel.