Đường ngập nước, nghe đến 3 từ này là các bác tài sợ đến khiếp rồi. Vì mức độ ngập ngày càng nhiều, lở xe nào dính phải thì ít nhiều cũng có thiệt hại.Nhẹ thì bị ngấm nước, nặng thì xe bạn có thể bị thủy kích.

Chuyện đường bị ngập sau mưa hiện nay xảy ra khá thường nhiều. Nếu không cần thiết thì các bác tài không nên chạy vào đoạn đường ngập. Nếu bất khả kháng hay lở đang trong vùng “tâm bão” thì việc đầu tiên là người lái phải xác định độ ngập để biết được mức độ có nguy hiểm hay không. Nếu quan sát thấy mức nước quá hơn nữa bánh xe thì bạn không nên liều lĩnh chạy qua.

{keywords}

Nếu mức nước thấp, bạn có thể di chuyển chậm và đi số thấp, số 1 hoặc 2 và chạy đều ga.

Nếu không may xe rơi vào tình trạng chết máy bạn tuyệt đối không được khởi động lại bởi mà hãy gọi cứu hộ bởi hiện tượng Thủy kích có thể làm cong, gãy tay biên hoặc nặng hơn là vỡ lốc máy.

Khi phải chạy qua các đoạn đường ngập, việc bị nước tràn vào trong làm nội thất xe bị ngập nước là điều khó tránh, nhất là khi gặp sóng đánh từ xe đi ngược chiều.

Khi chạy khoải vùng bị ngập nước, bạn phải nhanh chóng kiểm tra xem nước có thấm vào bên trong nội thất xe hay không, nhất là sàn và các chất liệu bằng nỉ.

Việc kiểm tra khoang máy hay nhớt hộp số phải được chuyên gia có kinh nghiệm kiểm tra. Tốt nhất bạn nên đem xe đến các điểm chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô có uy tín để được kiểm tra.

Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.

(Theo Pháp luật TP.HCM)