Đến nay toàn tỉnh đã có 48/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó đã có 42 xã được công nhật đạt chuẩn NTM), số tiêu chí đạt chuẩn bình quân trên xã đến nay là 16 tiêu chí; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã được các địa phương quan tâm thực hiện, qua đó đã có 04 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 01 xã NTM kiểu mẫu, 21 thôn đạt chuẩn NTM mới kiểu mẫu, 27 thôn đạt chuẩn thôn NTM...

Toàn tỉnh có 208 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, trong đó: 01 sản phẩm 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, 16 sản phẩm 4 sao, 03 sản phẩm tiềm năng 4 sao đang đề nghị Hội đồng OCOP cấp tỉnh đánh giá và 182 sản phẩm 3 sao.

Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2025 có từ 60 xã trở lên đạt chuẩn NTM, trong đó có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới, có ít nhất 01 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM mới kiểu mẫu; 100% số xã đạt chuẩn 15 tiêu chí trở lên; các xã mỗi năm đạt thêm từ 1-2 tiêu chí trở lên theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025...và có 04 huyện, thành phố Kon Tum đạt chuẩn NTM hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

W-komtum.png
Huyện Kon Plông có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Riêng năm 2024, Kon Tum phấn đấu có 53 xã NTM, chiếm 62,35% tổng số xã; có 01 huyện đạt chuẩn huyện NTM; trong đó, phấn đấu có thêm 05 xã đạt chuẩn NTM; 03 xã NTM nâng cao; thêm 01 xã NTM kiểu mẫu; 01 huyện đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí; phấn đấu mỗi xã có 01 thôn (làng) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận đạt chuẩn thôn NTM...

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, nhu cầu nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho tỉnh là rất lớn. Mặt khác, địa hình khu vực nông thôn của tỉnh bị chia cắt mạnh nên suất đầu tư rất cao so với nhiều địa phương trong cả nước. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách hằng năm của tỉnh thấp nhưng nhưng huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng NTM trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Ngoài tiêu chuẩn cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, thì chất lượng xây dựng NTM của tỉnh chưa thật sự bền vững. Một vài xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 thì đến nay lại không còn đạt chuẩn. Đáng lưu tâm là số hộ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh mới hàng năm.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn hiện tại, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kon Tum xác định rõ các định hướng quy hoạch và phát triển để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, dựa trên định hướng quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị... để xác định rõ những vùng phát triển có tính lan  truyền hay còn gọi phát liên vùng cả trong nội tỉnh và phát liên vùng với các tỉnh lân cận. Qua đó, cũng cần xác định rõ vùng động lực để các nguồn đầu tư xây dựng NTM phát huy hiệu quả tối đa.

Tăng cường thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và linh động; nỗ lực giải ngân đạt tối đa vốn kế hoạch năm 2024 được giao và các nguồn vốn được giao trong những năm tiếp theo để thực hiện chương trình. Đồng thời, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy trí tuệ tập thể trong triển khai thực hiện chương trình bảo đảm thực chất, hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và sinh kế của người dân.

Các cấp, các ngành, các địa phương liên quan không những tăng cường phối hợp hướng dẫn các xã thực hiện xây dựng NTM mà còn làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các nguồn lực. Qua đó, phát hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, tránh được những sự trùng chéo hoặc dàn trải, hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn vốn đầu tư cho chương trình.