Toàn xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) có khoảng 25 người dân làm nghề hái rau mứt. Với giá 100 đến 150 ngàn đồng/ kg rau mứt tươi, chính vụ, người siêng năng cũng kiếm được vài ba trăm nghìn cho một ngày chắt chiu từng nhúm rau trên ghềnh đá.

Rau mứt hay còn gọi là rong mứt, tên khoa học là Porphyra crispata, thuộc ngành rong đỏ. Đây là loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao gấp hàng chục lần các loại rong khác, chứa các acid amin, các vitamin B, B2, A, C và các nguyên tố vi lượng, khoáng chất. Hàm lượng chất béo không cao, rau mứt thích hợp cho người ăn kiêng và bị tiểu đường.

{keywords}
Khu vực ghềnh - nơi có rau mứt mọc nhiều

Rau mứt sinh trưởng khi đón sóng gió và cái lạnh từ biển, thời điểm này bắt đầu từ cuối tháng 10 âm lịch cho đến gần hết tháng 2 năm sau. Vùng biển  xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) có ghềnh đá dài khoảng 3km, rau mứt mọc tùy theo địa điểm, tùy khu vực, mỗi khu vực kéo dài khoảng 30m, nơi ít khoảng 10m. Dọc ghềnh đá có khoảng 55 điểm rau thường xuyên mọc.

{keywords}
Hành trình ra ghềnh và di chuyển trên các tảng đá khá gian nan mà chỉ người sành sỏi mới biết cách 

Toàn xã Lộc Vĩnh có khoảng 25 người dân làm nghề hái rau mứt. Anh Phan Thanh Phước (58 tuổi), người làm nghề này cho hay, mỗi khi mùa vụ đến, phải chuẩn bị dụng cụ: một bao lưới để đựng rau; cái cạo rau làm bằng tôn cỡ chén ăn cơm để cầm vừa tay khi cạo rau mứt (có người dùng vỏ ngao, muỗng ăn cơm... thay thế).

Với giá 100 đến 150 ngàn đồng/ kg rau mứt tươi, vào chính vụ, người siêng năng cũng kiếm được vài ba trăm nghìn cho một ngày chắt chiu từng nhúm rau trên ghềnh đá.

{keywords}
 Rau mứt mọc ở các tảng đá sát mép nước, nơi tiếp cận thường xuyên với sóng

Anh Phan Dũng 52 tuổi, người thôn Cảnh Dương 16 tuổi đã đi hái rau mứt. Từ đời ông nội anh, trong nhà đã theo nghề này. Vợ anh là chị Nguyễn Thị Huế, vào mùa chị thường thu gom rau mứt, sấy khô, đóng gói cho các tư thương ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Mỗi cân rau mứt khô có giá từ 600 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng. Tổng thu nhập bình quân một vụ rau mứt được mùa của chị Huế khoảng 80 triệu đồng. Tuy cho thu nhập cao nhưng đây là nghề nguy hiểm đến tính mạng nên người dân vùng biển thường có câu “Rau mứt ngon canh, té gành (ghềnh) lọt hố”.

{keywords}
Thời tiết lạnh, rau càng phát triển nhanh. Do năm nay nắng ấm nhiều nên lượng rau mứt khá khan hiếm

Rau mứt tươi sau khi ngâm nước, rửa sạch thường dùng để chế biến nhiều món ăn như nấu canh cá khoai, canh chả cá, canh với tôm rau cải, rong khô chấy tỏi ớt… Đây cũng là món ăn được người dân vùng biển nơi đây dành đãi khách như một đặc sản khi vào mùa thu hoạch.

Năm nay tiết trời nắng ấm nên các điểm rau mứt mọc không nhiều, hiện chỉ có một số người dân ra ghềnh hái rau về cải thiện bữa ăn gia đình hoặc tặng hàng xóm chế biến, ăn cho đỡ nhớ.

{keywords}
Có những nơi rau mứt mọc lẫn với các loại rong biển khác, tạo nên cảnh đẹp được nhiều người "check in".

Chùm ảnh  theo chân những người nghiền rau mứt bám ghềnh thu hái:

{keywords}
Chân bám ghềnh đá, tay thoăn thoắt cạo

 

{keywords}
Đến mùa vụ, anh Bùi Ngọc Thắng đi hái rau nhưng không thường xuyên, chủ yếu là để  cải thiện bữa ăn gia đình và bán ở chợ. Có những điểm muốn thu hái phải ngâm mình dưới nước

 

{keywords}
Dụng cụ cạo rau mứt có thể dùng miếng tôn mỏng cán tròn và tán đều để dễ thu hoạch

 

{keywords}
Có người dùng vỏ ngao, sò... cạo rau

 

{keywords}
Người cạo rau mứt thường đi cùng bạn nghề, có thể hỗ trợ cho nhau khi cần thiết

 

{keywords}
"Làm nghề này phải luôn nhớ câu “Rau mứt ngon canh, té gành (ghềnh) lọt hố” để đảm bảo tính mạng cho mình", anh Phan Dũng nói

 

{keywords}
Rau mứt thường nấu canh với cải, tôm - một món ăn khá phổ biến với người dân vùng biển Cảnh Dương.

(Theo Báo Thừa - Thiên Huế)