Sau khi tìm cách chạy trốn khỏi nhà thổ quân sự Nhật nhưng không thành, bà Guo đã phát điên và không thể có cuộc sống bình thường như trước.
Khi mới 15 tuổi, bà Liu Mianhuan người Trung Quốc đã bị quân đội Nhật Bản bắt cóc ngay trước mặt mẹ. Theo lời kể của bà trong cuốn sách "Phụ nữ giải khuây Trung Quốc: Lời khai từ nô lệ tình dục của Đế quốc Nhật Bản", Liu bị cưỡng hiếp bởi ít nhất 5-6 người mỗi ngày và bởi chỉ huy vào buổi đêm.
Những hình ảnh được cho là chụp phụ nữ giải khuây Trung Quốc bị ép phục vụ cho lính Nhật trong Thế chiến II. |
“Sự tra tấn khiến vùng kín của tôi bị nhiễm trùng và toàn thân tôi sưng lên. Phần dưới của tôi đau đến mức tôi không thể ngồi hoặc đứng”, Liu kể. “Vì không thể đi lại, khi tôi cần đi vệ sinh, tôi phải bò trên đất”.
Bà Chen Yabian thì bị sảy thai tới 8 lần.
Chen sinh ra ở quận Lingshui, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào tháng 12 năm 1927. Bà bị quân Nhật bắt và đưa tới trại quân đội, theo một phóng sự của tờ China Daily. Bà Chen bị ép làm việc như nô lệ tình dục cho đến khi quân đội Nhật đầu hàng vào tháng 8 năm 1945.
Trong suốt thời gian này, Chen bị sảy thai 8 lần trong tổng cộng 9 lần mang thai. Trong đó, một số thai nhi chết trong bụng mẹ, một số sinh non.
Bà Chen Yabian, cựu nô lệ tình dục Trung Quốc, bị sảy thai 8 lần trong khi làm việc tại một nhà thổ quân sự Nhật |
"Tôi liên tục bị lính Nhật cưỡng hiếp suốt đêm, có ít nhất 2-3 người và thậm chí 4-5 người một lần”, Chen kể. “Họ ép chúng tôi phải quan hệ tình dục ở nhiều tư thế khác nhau, khiến tôi đau như sắp chết”.
“Binh lính cứ liên tục đến và không bao giờ có thời gian nghỉ, đặc biệt là đối với tôi vì tôi còn rất trẻ vào thời điểm đó. Thậm chí tôi còn chưa có kinh nguyệt".
Theo Huffington Post, ước tính có tới 400.000 phụ nữ và trẻ em gái trên khắp châu Á đã bị bắt cóc và buộc phải phục vụ cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nạn nhân đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, và những lãnh thổ do quân Nhật chiếm như Indonesia, Malaysia, Philippines...
Tuy không có con số chính xác nhưng các nhà sử học cho rằng có tới 200.000 người Trung Quốc bị ép làm nô lệ tình dục cho quân Nhật thời chiến, theo Reuters. Hiện chỉ có 15 người trong số họ còn sống, theo nhà nghiên cứu Liu Guangjian ở Bảo tàng Phụ nữ Giải khuây ở Nam Kinh, Trung Quốc.
Ông Liu nói rằng hệ thống phụ nữ giải khuây của quân đội phát xít Nhật là "cực kỳ vô nhân đạo và phá hủy tàn nhẫn phụ nữ". "Đây là chấn thương kép, cả thể chất và tinh thần, đặc biệt với những người phụ nữ còn sống. Vì họ phải đối mặt với phán xét của gia đình, bạn bè và hàng xóm sau chiến tranh", Liu nói. "Sống trong nền văn hoá bảo thủ, những người sống sót phải chịu áp lực và tổn thương to lớn”.
Tuy giờ đã được tự do, bà Yang Abu – một cựu nô lệ tình dục - lúc nào cũng cầm dao trong tay.
“Lính Nhật đến làng tìm tôi nhiều lần, biết rằng tôi là cô gái đẹp. Không tìm thấy tôi, họ dọa trưởng làng giao nộp tôi, nếu không họ sẽ giết tất cả mọi người”, bà Yang, người sinh năm 1922, kể với China Daily.
Bà Yang Abu lúc nào cũng để dao bên người |
Bà Yang giờ vẫn gặp ác mộng về việc bị lính Nhật bắt cóc. Bà mài dao liên tục, nói rằng nếu không cầm dao trong tay, bà sẽ thấy rất sợ hãi.
Yang trở thành phụ nữ giải khuây cho quân Nhật vào năm 1942. Trong khoảng thời gian này, bà từng sinh con trai nhưng sau đó, con trai bà đã chết. Khi trở về quê hương vào năm 1945, bà phát hiện mình không thể có thai được nữa vì những màn tra tấn tàn bạo trong quá khứ.
Cuộc sống trong các nhà thổ quân sự Nhật Bản khủng khiếp đến mức nhiều phụ nữ thậm chí muốn tự tử.
Lin Shigu, người sinh năm 1920 tại làng Gangpo, tỉnh Hải Nam, bị quân đội Nhật bắt năm 19 tuổi. Lin từng gãy tay khi chống cự quân Nhật và nhiều lần cố gắng tự giết mình. "Họ tiếp tục hãm hiếp tôi ngay cả trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu không vâng lời, họ sẽ đánh tôi”, Lin kể.
“Bạn phải làm theo bất cứ điều gì họ muốn, không được phép phản kháng. Không có con người nào có thể sống như vậy. Rất nhiều lần, tôi ước mình chết đi. Một lần tôi cố gắng dìm mình dưới sông nhưng bị kéo trở lại”.
Bà Lin đã nhiều lần muốn tự tử |
Còn với Wang Gaihe, người sinh ra ở tỉnh Sơn Tây, lính Nhật đã giết chồng bà trước khi bắt cóc bà. “Điều đầu tiên lính Nhật làm sau khi đột nhập vào nhà tôi là bắn chết chồng tôi, sau đó lao vào và cưỡng hiếp tôi”, Wang nói. “Khi tôi chống cự, họ dùng súng đánh tôi ngất lịm. Tôi bị cưỡng hiếp ngay cả khi bất tỉnh”.
Với Wang Gaihe, người sinh ra ở tỉnh Sơn Tây, lính Nhật đã giết chồng bà trước khi bắt cóc bà. |
Những chấn thương trong nhà thổ quân sự Nhật Bản để lại hậu quả lớn về mặt tinh thần. Một cựu nô lệ tình dục khác tên Guo Xicui đã phát điên sau khi cố gắng bỏ trốn 4 lần nhưng không thành.
Bà Guo bị bắt cóc năm 15 tuổi. Việc bị cưỡng hiếp và tra tấn thường xuyên khiến bà bị mắc nhiều bệnh. Sau khi Guo được đưa về nhà chữa trị, quân Nhật lại bắt bà lần nữa trong khi bà chưa kịp hồi phục. Guo liên tục tìm cách bỏ trốn nhưng thất bại. Và sau 4 lần như vậy, Guo phát điên.
Một cựu nô lệ tình duc khác tên Guo Xicui đã phát điên sau khi cố gắng bỏ trốn 4 lần nhưng không thành. |
“Khi thấy cơ thể tôi không thể chịu được nữa, những người phụ nữ khác nói với tôi Hãy chạy trốn ngay bây giờ nếu không cô sẽ bị tra tấn đến chết ở đây”, Guo nói.
Theo Dân Việt
Mahatma Gandhi và 'Hành trình Muối' vĩ đại
Ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi và một nhóm những người ủng hộ đã bắt đầu cuộc Hành trình Muối (Salt March) kéo dài gần 400km qua phía tây Ấn Độ.
Tổn thất kinh hoàng của cuộc chiến tàn khốc Iran-Iraq
Cuộc chiến Iran – Iraq kéo dài gần 8 năm hồi thập niên 1980 đã gây tổn thất vô cùng lớn cho cả hai nước, với tổng thiệt hại hơn 800 tỷ USD, thương vong hơn 1,5 triệu người. Ngày 11/3, hai bên tuyên bố ngừng bắn.
Giải mã ‘cổng địa ngục’ giữa thành phố cổ
Hai ngàn năm trước, du khách cổ đại đổ xô tới ngôi đền Hy Lạp-La Mã ở thành phố cổ Hierapolis (tây nam Thổ Nhĩ Kỳ) nằm trên đỉnh một hang động được lan truyền là cánh cổng dẫn xuống địa ngục.
Ký ức rợn người về chiến dịch ném bom hủy diệt Tokyo
Vào một đêm sáng trời tháng 3/1945, hơn 300 máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã tiến hành một trong những chiến dịch không kích gây tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhằm vào Tokyo.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ra đời như thế nào?
Khởi nguồn từ một cuộc đình công của các nữ công nhân ở thành phố New York (Mỹ), Quốc tế Phụ nữ 8/3 đã thực sự trở thành ngày hội của phái đẹp trên toàn thế giới.