- Từ lâu ở Hà Nội đã tồn tại nhiều khu chợ chỉ họp lúc sáng sớm. Chợ chỉ họp từ 5 đến 6 giờ sáng, người mua, người bán ngồi xổm trên vỉa hè và luôn trong tâm thế sẵn sàng chạy khi bị đuổi. 

Chợ tự phát kiểu này thường họp ở những địa điểm đông người tập thể dục. Hàng hóa có đủ loại, từ quần áo mới, cũ, rau quả đến thực phẩm, đồ cũ,... hướng đến những khách hàng là những người tập thể dục sáng.

Những chợ này thu hút rất đông người dân tiện thể "một công đôi việc" sau những bài tập rèn sức khỏe hàng ngày. Cùng với sự tiện lợi là những hệ lụy về an toàn thực phẩm, an toàn trật tự giao thông, vệ sinh đô thị...

{keywords}

Đường Thanh Niên, nơi lý tưởng để luyện tập sức khỏe của người dân Thủ đô cũng là nơi họp chợ mỗi sáng sớm.

{keywords}

Từ những con trai, ốc đến những đồ dùng cũ, mới đều được bày bán tại khu chợ này.

{keywords}

Quần áo cũ, mới bày tràn lan trên vỉa hè ven Hồ Tây.

{keywords}

Những mặt hàng thời trang với giá rẻ luôn thu hút các bà, các cô.

{keywords}

Thậm chí, thực phẩm được bày bán sơ sài trên tấm vải dứa trên vỉa hè đường Thanh Niên.

{keywords}

Giò, chả... được bày biện trên những chiếc bàn.

{keywords}

Cá được người bán chế biến trên vỉa hè ven Hồ Tây.

{keywords}

Môi trường rèn sức khỏe lý tưởng trên đường Thanh Niên bị thu hẹp do sự đông đúc của khu chợ.

{keywords}

Ngày nào cũng vậy, chợ chỉ họp chừng 1 giờ, đến 6 giờ đội trật tự phường sở tại làm đến nhiệm vụ cũng là lúc chợ tan.

{keywords}

Rác rưởi bên bờ Hồ Tây sau khi "chợ đuổi" tan phiên.

{keywords}

"Chợ đuổi" tại đoạn giao cắt đường Lê Duẩn với Đại Cồ Việt sớm nào cũng họp.

{keywords}

Nằm bên Công viên Thống Nhất, nơi rất đông người dân đi tập thể dục mỗi sáng nên khá đông đúc.

{keywords}

Chợ cũng có đủ loại hàng hóa.

{keywords}

Người mua, kẻ bán tràn ra giữa lòng đường.

{keywords}

Nằm bên bờ Hồ Gươm, khu "chợ đuổi" đầu phố Báo Khánh chủ yếu là hoa quả, trái cây.

{keywords}

Do vỉa hè quá hẹp nên mọi việc mua bán đều diễn ra dưới lòng đường và cũng tan khi có đội trật tự phường sở tại đi đuổi.

Lê Anh Dũng