Trong sáng nay 2/6, Ngân hàng SHB của Bầu Hiển thông báo giảm từ 0,2 - 0,3% lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Đây là lần đầu tiên trong vòng một tháng qua SHB có động thái giảm lãi suất. 

Với mức giảm 0,3%, lãi suất huy động online kỳ hạn 6 – 11 tháng tại SHB còn 7,2%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng được SHB giảm 0,2% còn 7,7%/năm. Lãi suất các kỳ hạn còn lại đều giảm 0,3% và hiện có mức lãi suất là 7,7%/năm. 

Cùng giảm lãi suất còn có HDBank. Đây là lần thứ hai ngân hàng này giảm lãi suất huy động trong vòng một tháng qua. 

Theo đó, HDBank giảm lãi suất huy động tại hai kỳ hạn 6 và 12 tháng, mức giảm là 0,2%, còn 7,9%/năm. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại HDBank thời điểm hiện tại.

Ngân hàng duy trì mức lãi suất này cho các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 13 tháng. Các kỳ hạn còn lại (từ 6 tháng trở lên) có mức lãi suất từ 6,9 – 7,1%/năm.

Trong khi đó, các ngân hàng còn lại vẫn giữ nguyên mức lãi suất cũ.

Như vậy, kể từ đầu tháng 5 đến nay, các ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: VietA Bank, VIB, OCB, Eximbank, MSB, VPBank, TPBank, Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV, KienLongBank, NamA Bank, NCB, Saigonbank, PVCombank, HDBank, OceanBank, Sacombank, Techcombank, BacA Bank, SCB, DongA Bank, VietBank, MB, SeABank, ACB, LPBank, BaoViet Bank, và SHB. 

Các ngân hàng 2 lần giảm lãi suất trong thời gian này là: Eximbank, VPBank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, TPBank, BacA Bank, OCB, MSB, NamA Bank, HDBank và Techcombank.

Ngân hàng OCB, NCB, VietA Bank, KienLongBank, Saigonbank và Sacombank đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất huy động chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.

Riêng VietBank giảm lãi suất huy động tới 4 lần, kể từ đầu tháng 5.

BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CAO NHẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG NGÀY 2/6 (%/năm)
NGÂN HÀNG 1 THÁNG 3 THÁNG 6 THÁNG 9 THÁNG 12 THÁNG 18 THÁNG
GPBANK 5 5 8,3 8,4 8,5 8,6
ABBANK 5 5 8,2 8,2 8,3 8,5
VIETA BANK 5 5 8 8 8,2 8,2
PVCOMBANK 5 5 7,5 7,9 8,2 8,3
NCB 5 5 8,1 8,1 8,15 8,05
OCB 4,8 4,95 8 8,1 8,1 7,9
BAOVIETBANK 5 5 7,7 7,8 8,1 7,8
VIETCAPITAL BANK 4,5 4,8 7,4 7,7 8 8,3
NAMA BANK 5 5 8 8,1 8 7,8
HDBANK 5 5 7,9 6,9 7,9 7,1
BACA BANK 5 5 7,7 7,8 7,9 8,1
SCB 5 5 7,8 7,8 7,85 7,65
VIETBANK 5 5 7,8 7,7 7,8 7,8
OCEANBANK 5 5 7,6 7,7 7,8 8,1
SHB 5 5 7,2 7,2 7,7 7,7
TPBANK 4,8 5 7,6 7,7 7,5
VPBANK 4,9 4,9 7,7 7,9 7,7 6,9
SAIGONBANK 5 5 7,2 7,3 7,6 7,4
EXIMBANK 5 5 7,5 7,5 7,6 7,6
CBBANK 3,9 3,95 7,2 7,3 7,5 7,55
PGBANK 5 5 7,3 7,3 7,5 7,5
MSB 5 5 7,3 7,3 7,4 7,4
SACOMBANK 5 5 6,8 7,1 7,4 7,7
SEABANK 5 5 7,1 7,19 7,4 7,6
LPBANK 4,8 4,8 7,2 7,2 7,3 7,9
MB 4,8 4,8 6,5 6,6 7,2 7,3
KIENLONGBANK 5 5 6,7 6,9 7,1 7,3
ACB 5 5 7 7,05 7,1
BIDV 4,6 5 6,2 6,2 6,9 6,8
TECHCOMBANK 4,7 4,7 6,9 6,9 6,9 6,9
VIETINBANK 4,5 4,9 6 6 6,8 6,8
VIETCOMBANK 4,5 5 6 6 6,8
AGRIBANK 4,7 4,9 6,6 6,6 6,8 6,6
DONGA BANK 4,5 4,5 6,35 6,45 6,7 6,9
VIB 5 5 7,7 7,8 7,9

Phát biểu trước Quốc hội ngày 1/6, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp (DN) khi vay vốn từ trước đến nay. Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn, quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.

Về phía NHNN, trong những tháng đầu năm, khi điều kiện thuận lợi và cầu tín dụng thấp, NHNN cũng đã điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào; điều chỉnh giảm lãi suất điều hành; ban hành Thông tư cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; chỉ đạo các TCTD phải rà soát giảm thủ tục hành chính cũng như là cho vay căn cứ trên cơ sở phương án khả thi và có khả năng trả nợ, cũng không nhất thiết là phải có tài sản đảm bảo.