Trở thành triệu phú ở tuổi 30 không phải là ảo tưởng, và cũng chẳng cần nhờ tới việc trúng số độc đắc. Rất nhiều người đã trở thành triệu phú khi còn rất trẻ bằng chính sức lao động và khả năng của họ.

Dưới đây là 9 lời khuyên từ những triệu phú trẻ. Nếu bạn làm được tất cả, không dám chắc bạn sẽ trở thành triệu phú nhưng chắc chắn bạn không phải người nghèo.

Tập trung kiếm tiền

“Với tình trạng kinh tế hiện nay, nếu muốn trở thành triệu phú bạn không thể bằng lòng với đồng lương hiện tại. Việc đầu tiên cần làm là tập trung tăng thu nhập liên tục qua các năm. Thu nhập của tôi lúc mới đi làm là 3.000 đô/tháng, 9 năm sau đã tăng lên 20.000 đô/tháng. Hãy luôn nghĩ về tiền, nó sẽ buộc bạn phải kiểm soát thu nhập và nảy ra các cơ hội làm ăn”, Grant Cardone, triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ với ba công ty trị giá hàng triệu USD, tác giả của nhiều cuốn sách nằm trong top bán chạy của New York Times, người từng phá sản, nợ nần ở tuổi 21 rồi vươn lên trở thành triệu phú ở tuổi 30, chia sẻ.

Kiếm nhiều tiền hơn – nói dễ hơn làm nhưng không phải không có cách. Hãy tìm hiểu 50 cách giúp bạn tăng thêm thu nhập, tìm các “nghề tay trái” trả lương cao, làm sao để tăng thu nhập ngoài lương cứng, tìm hiểu về cách một phụ nữ có thể kiếm thêm 4.000 đô/tháng bằng nghề tay trái như thế nào.

{keywords}

Muốn trở thành triệu phú, việc đầu tiên cần là không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, luôn tìm cách tăng thu nhập của mình.

Tiết kiệm là để đầu tư

Grant Cardone chia sẻ: “Cần tiền để đầu tư là lý do duy nhất để tiết kiệm. Hãy gửi tiền vào một tài khoản an toàn, đừng động vào chúng trong bất kỳ trường hợp nào dù là việc khẩn cấp. Điều này sẽ buộc bạn tiếp tục thực hiện bước 1 (tìm cách tăng thu nhập) thật nghiêm túc. Tính cho đến hôm nay, tôi phá sản ít nhất 2 lần mỗi năm bởi tôi luôn dùng tiền của mình để đầu tư”.

Đầu tư không phải là việc quá phức tạp hay khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Theo tỷ phú Warren Buffett nếu bạn có tiền nhàn rỗi thì có thể đầu tư vào những quỹ chỉ số chi phí thấp hay các kiểu đầu tư trực tuyến như robo-adviser.

Bí quyết để tiết kiệm tiền thành công là làm cho quá trình này trở nên tự động, đặt chế độ tự động trích một phần lương của bạn vào tài khoản tiết kiệm chẳng hạn. Bằng cách này, bạn sẽ không biết được mình đang có bao nhiêu và coi như khoản đó không tồn tại để loại bỏ suy nghĩ dùng đến chúng khi có việc cần.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

“Ở một thời điểm nào đó, tôi không thể phát triển sự nghiệp của mình thêm nữa cho đến khi có thêm cộng sự”, Daniel Ally, người mất chưa đến 5 năm để trở thành triệu phú ở tuổi 24, chia sẻ.

Ally cho biết tìm kiếm sự giúp đỡ không phải sở trường của anh nhưng anh buộc phải làm. Anh buộc phải thuê thêm một luật sư, một biên tập viên, một huấn luyện viên thể lực, một đầu bếp bán thời gian và một số nhân viên khác. Việc thuê thêm nhân sự tốn khá nhiều chi phí ban đầu nhưng đầu nhưng đổi lại sẽ giúp anh tập trung thực hiện mục tiêu trở thành triệu phú. Hầu hết mọi người đều không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ bởi cái tôi cá nhân, muốn tự mình làm mọi thứ.

Tìm kiếm sự giúp đỡ có nghĩa là thuê thêm các nhân sự chủ chốt. Triệu phú tự thân Steve Siebold lý giải trong cuốn sách “How rich people think” (Người giàu nghĩ gì) rằng người giàu không ngại gây dựng sự nghiệp của họ bằng túi tiền của người khác. “Người giàu sẽ không nghĩ đến việc mình có đủ khả năng để làm hay không mà họ sẽ quan tâm đến việc có huy động được sự giúp đỡ của người khác hay không. Trước các cơ hội, câu hỏi xuất hiện trong đầu họ là điều này có đáng để đầu tư, theo đuổi hay không?”, Steve viết.

{keywords}

Các cộng sự giỏi sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu trở thành triệu phú nhanh hơn.

Học cách ra quyết định

“Tránh mệt mỏi vì các quyết định”, Tucker Hughes, người trở thành triệu phú ở tuổi 22, đưa ra lời khuyên.

Khả năng tập trung là một nguồn tài nguyên hữu hạn, vì thế bạn phải tiết kiệm năng lượng cho chúng. Hãy đưa ra các quyết định linh hoạt, cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động hằng ngày để không phải suy nghĩ quá nhiều trước khi đưa ra quyết định. “Tôi biết mình sẽ mặc gì đi làm, ăn gì vào bữa sáng để không phải bận tâm mỗi ngày thức dậy. Còn bạn thì sao?”, Hughes nói.

Hughes không phải là người duy nhất biết tiết kiệm năng lượng cho bản thân bằng cách phát triển kỹ năng ra quyết định. Sau khi nghiên cứu hơn 500 triệu phú, nhà báo Napoleon Hill tìm ra điểm chung giữa họ là đều có tố chất đưa ra quyết định nhanh chóng.

Đừng khoe mẽ

“Tôi không mua đồng hồ đắt tiền hay xe hơi xịn cho đến khi sự nghiệp và các khoản đầu tư của tôi đem lại lợi nhuận ổn định. Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry lúc tôi trở thành triệu phú. Hãy để mọi người biết đến bạn từ sự thành công trong sự nghiệp chứ đừng khoe mẽ sự giàu có bằng các món đồ xa xỉ”, Cardone nói.

{keywords}

Biết lúc nào cần chấp nhận rủi ro

“Trước khi trở thành triệu phú, chắc chắn bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chấp nhận rủi ro đồng nghĩa với việc bạn phải tin là mình làm được, tin vào khả năng của mình. Bạn phải chấp nhận rằng cuộc sống của bạn sẽ có sự thay đổi lớn, đôi khi bạn không thể biết trước mọi chuyện sẽ đi về đâu. Đổi lại, nó sẽ cho bạn một thứ khác, thậm chí là xây cho bạn 1, 2 chiếc cầu dẫn bạn đến mục tiêu đề ra”, Ally chia sẻ.

Bạn không thể giàu khi sợ rủi ro – những người giàu, người thành đạt dám mạo hiểm và dám chơi tới cùng.

“Muốn thắng trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống cũng cần phải mạo hiểm và biết chấp nhận rủi ro, đó chính là sự khác nhau giữa cuộc sống của người thường và người giàu”, triệu phú tự thân T. Harv Eker chia sẻ.

Đầu tư phát triển bản thân

“Đầu tư an toàn nhất là đầu tư cho tương lai của bản thân. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách, nghe tin tức liên quan đến công việc trong khi lái xe và luôn tìm kiếm tiền bối để học hỏi. Không chỉ giỏi trong lĩnh vực của mình mà bạn cần có kiến thức toàn diện, có thể bàn luận về bất cứ đề tài nào dù đó là kinh tế, chính trị hay thể thao. Hãy luôn bổ sung kiến thức như bạn hít thờ không khí hằng ngày, và đặt mục tiêu học tập lên trên hết”, triệu phú Tucker Hughes chia sẻ.

Những người thành đạt và người giàu ngày nay đều là những người ham đọc, ham học hỏi. Tỷ phú Warren Buffett là một ví dụ, ông dành đến 80% thời gian làm việc trong ngày để đọc.

{keywords}

Tỷ phú Warren Buffett dành đến 80% thời gian làm việc trong ngày cho việc đọc sách và tin tức.

Hoàn thiện các kỹ năng mềm

Để tạo dựng cơ ngơi, ngoài chiến lược kinh doanh thì còn cần các kỹ năng mềm khác, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. “Hầu hết mọi người đánh mất vị trí và các cơ hội phát triển lớn vì thiếu kỹ năng mềm nhiều hơn các lý do khác gộp lại”, Napoleon Hill cảnh báo.

Còn tỷ phú Mark Cuban thì cho rằng kỹ năng mềm chính là bí quyết để thành công: “Ai cũng ghét làm việc với người ngu ngơ. Công việc sẽ trôi chảy hơn nếu bạn giao tiếp tốt”.

“Trong hành trình làm giàu của mình, tôi nhận ra rằng cách đối nhân xử thế là điều quan trọng nhất. Không ai có thể trở thành triệu phú nếu không biết cách kết nối với những người xung quanh. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất như bạn thân trở mặt hoặc người nhà phản bội bạn. Đôi khi những chuyện xấu lại đến vào những lúc khó ngờ nhất”, triệu phú Ally chia sẻ.

{keywords}

Bạn không thể giàu khi sợ rủi ro – những người giàu, người thành đạt dám mạo hiểm và dám chơi tới cùng.

Đặt mục tiêu lớn – 10 triệu đô thay vì 1 triệu đô

“Sai lầm lớn nhất mà tôi từng gặp là đặt mục tiêu không đủ lớn. Vì thế tôi khuyên các bạn nên đặt mục tiêu lớn hơn con số 1 triệu đô. Khả năng kiếm tiền là vô hạn, chỉ thiếu những người dám suy nghĩ lớn mà thôi”, tỷ phú Cardone nói.

Kim Minh (theo Business insider)