Trao đổi với phóng viên, ông Dương Trọng Thiết, Giám đốc Công ty Cổ phần Tây An đã chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số cho phương thức quản lý thi công công trình và điều hành tại công ty Tây An, mang lại thành công to lớn cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số 4.0 và chủ động trong phòng chống dịch Covid-19.
Xin chào ông Dương Trọng Thiết. Đầu tiên, ông vui lòng giới thiệu với bạn đọc về Công ty Cổ phần Tây An?
Công ty cổ phần Tây An thành lập ngày 22/2/2005 đến năm 2020 tròn 15 năm, khởi nghiệp từ số 0, hoạt động đa dạng trong mọi lĩnh vực thi công xây dựng, từ ngày thành lập đến nay đã ký kết trên 100 hợp đồng với tổng giá trị hơn 1.600 tỷ đồng, đến nay có trên 100 CBCNV, trong đó có hơn 60 người là kỹ sư, cử nhân nhiều kinh nghiệm.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tiết kiệm tối đa chi phí là giải pháp đa số các đơn vị lựa chọn. Vậy tại sao công ty Tây An lại quyết định đầu tư một số tiền không nhỏ cho phần mềm trong giai đoạn này?
Khi quyết định đầu tư một khoản tiền, dĩ nhiên là phải tính đến hiệu quả, đầu tư cho phần mềm mục đích là để ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác tối đa tài nguyên của doanh nghiệp, đảm bảo sự minh bạch, tránh trùng lặp trên một công việc từ đó có thể cắt giảm được số lượng người lao động.
Quan trọng hơn mọi thông tin, số liệu được kiểm soát tốt và phản ánh theo thời gian thực từ đó sớm đưa ra được các quyết định phù hợp, đó chính là đưa lại các hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.
Hơn nữa trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp, khó tiên đoán như hiện nay, tôi cho rằng việc ứng dụng giải pháp phần mềm Điều hành doanh nghiệp và Quản lý thi công công trình IBOM mà chúng tôi đang sử dụng là một sự lựa chọn rất sáng suốt. Với toàn bộ công tác điều hành, quản lý công trình và quy trình xử lý số liệu đều được xử lý trên online qua phần mềm ở tất cả các khâu và các bộ phận. Phương thức làm việc online này vừa có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh vừa giúp hoạt động doanh nghiệp không bị ngưng trệ, đây được coi là giải pháp hữu hiệu nhất với thời điểm hiện tại để Tây An chung tay với xã hội hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Ông có thể chia sẻ thêm về những khó khăn gặp phải khi chưa áp dụng phần mềm IBOM vào quản lý?
Ngay cả khi doanh nghiệp đã có một hệ thống quy trình tốt, quy định đầy đủ, vấn đề làm sao để triển khai, kiểm soát người lao động làm đúng, làm đủ các quy trình, quy định đó. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trải rộng trên nhiều địa bàn, tính chất hoạt động nhiều nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, hệ thống dữ liệu lớn, thường xuyên biến động đó là thách thức to lớn nếu không có một công cụ, công nghệ cho công tác quản lý, điều hành.
Công ty Tây An đã thực hiện cuộc cách mạng số và phát triển theo con đường số hóa toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về bước đột phá và câu chuyện thành công của Tây An trong cuộc cách mạng chuyển đổi số quy trình với hệ thống phần mềm IBOM quản lý công trình và điều hành doanh nghiệp?
Phải đặt quyết tâm thật lớn, nhất là của người lãnh đạo. Cũng như tất cả mọi cuộc cách mạng phải chấp nhận cả cái mất, đó là những nhân tố cản trở quá trình đổi mới. Trong điều kiện ở địa phương chưa thuận lợi về hạ tầng công nghệ, đặc biệt là nhận thức, khả năng của người lao động chưa bắt nhịp thì đòi hỏi càng phải quyết tâm lớn, đi đến cùng, thực hiện đồng bộ công cụ (phần mềm), đào tạo, tuyển chọn được đội ngũ lao động thì như vậy sẽ thành công trong cuộc cách mạng số hóa.
Tây An đã triển khai thành công phần mềm IBOM. Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm triển khai dự án thành công mà Tây An đã phối hợp cùng với bên Công ty Phần mềm Trí tuệ (ISOFTCO)
Ngoài quyết tâm lớn của lãnh đạo như đã nêu, Nhân lực, chuyên gia của hai bên là yếu tố quyết định đến thành công của phần mềm.
Đặc biệt, IBOM có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, tôi đánh giá cao nền tảng kiến thức, kinh nghiệm thực tế triển khai cùng sự tận tâm cung cấp dịch vụ và hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi của đội ngũ nhân sự IBOM chính là một thế mạnh để góp phần vào sự thành công của dự án triển khai phần mềm tại Tây An.
Trước sự chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng, tầm nhìn và chiến lược của Tây An trong 5 năm tiếp theo là gì?
Tiếp tục giữ vững uy tín, thương hiệu, thường xuyên hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành trong đó lấy ứng dụng công nghệ và công cuộc chuyển đổi số quy trình quản lý làm nòng cốt, đổi mới các chính sách cũng như tối ưu năng suất làm việc cho người lao động.
Cảm ơn ông. Chúc ông và Tây An gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới!