Là một trong những địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, trong những năm qua, huyện Lang Chánh đã có nhiều giải pháp đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều xã trong huyện đổi thay từng ngày nhờ phát triển kinh tế đồi rừng.

Những năm qua, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã thực nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến (giai đoạn 2015 - 2020) nhằm giúp người dân giảm nghèo và bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

{keywords}
Lang Chánh đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, như triển khai phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng; cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản. 

Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lang Chánh lần thứ XXII (giai đoạn 2015 - 2020) đề ra, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, như triển khai phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng; cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng... đã góp phần tăng độ che phủ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 20.000 ha rừng trồng, trong đó có 14.000 ha luồng, trên 6.000 ha keo.

Ngoài ra, huyện đã trồng mới được 94.000 cây phân tán, gần 1.500 ha rừng tập trung; khoanh nuôi, tái sinh được gần 18 ha; chăm sóc 14.230 ha rừng; bảo vệ trên 45.000 ha rừng. Tiếp tục bón phân phục tráng năm thứ hai 500 ha rừng luồng, nâng tổng số rừng luồng được phục tráng lên 1.350 ha; khoanh nuôi, tái sinh thêm 1.000 ha luồng, nâng tổng số diện tích rừng luồng được khoanh nuôi, tái sinh lên 2.000 ha; công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 80,61%

Mạnh Hưng
Ảnh: Hồng Liên