Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích, tác động của dịch COVID-19 làm cho các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, hoặc không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Như vậy DN không có nguồn thu, hay doanh thu, dòng tiền vào DN đang bị hạn chế. DN cần một nguồn lực tài chính để cầm cự và duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu khi dịch bệnh đi qua, họ có thể quay trở lại sản xuất kinh doanh và vẫn cần khoản tiền để trang trải. Như vậy DN không có nguồn thu, trong khi đó vẫn cần một khoản tiền phải chi trả, thậm chí phải chi thêm nhiều hơn.

{keywords}
Nghị định 52 đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi trong bối cảnh các DN đang gặp khó khăn, trở ngại do tác động của COVID-19.

Trong bối cảnh như vậy, họ cần tiền, trong khi lại không có dòng tiền đó. Nghị định 52 ra đời sẽ giúp DN giải quyết được vấn đề trên. Có nghĩa nếu như DN vừa không có nguồn thu, vừa đòi hỏi tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải nộp các nghĩa vụ về tài chính đối với ngân sách thì gánh nặng của DN tăng lên rất nhiều. Nghị định 52 giúp DN giải quyết đúng vấn đề như vậy. Giúp DN có dòng tiền để họ có thời gian sử dụng hiệu quả nhất dòng tiền để cầm cự, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy chúng ta thấy Nghị định tác động rất tích cực. Đây là về mặt ý nghĩa pháp lý.

Về mặt thực tế, DN trong suốt hơn một năm vừa qua đã thực hiện Nghị định 52, trước đó là Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất như thế nào, và họ đánh giá ra sao về những nghị định này? Những con số thực tế đã nói lên tất cả điều này.

Duy Khánh