Mỗi mùa giải đều là một khởi đầu mới, một cơ hội mới với mỗi đội và các tuyển thủ để thể hiện sự trưởng thành, tiến bộ và hoàn thiện của họ ở đẳng cấp cao nhất.

Sau đây là 5 tuyển thủ tại giải đấu LCS đáng xem nhất ở Mùa Hè. Họ đều là những người chơi tiềm năng đã có bước tiến lớn trong sự nghiệp, bao gồm cả tuyển thủ tân binh và kì cựu, đó có thể là tài năng hoặc ngôi sao phần nào khẳng định được tên tuổi…

Felix "Betsy" Edling (Đường giữa – Team ROCCAT – LCS Châu Âu)

Số liệu thống kê sau giai đoạn vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016.

Thật khó để tìm được chỗ đứng ở đường giữa tại LCS Châu Âu. Khi Betsy góp mặt tại LCS vào năm 2015, anh chỉ đơn thuần là vô vàn những kẻ thách thức khác đối chọi lại với danh tiếng của Henrik “Froggen” Hansen, Enrique “xPeke” Cedeño Martínez hay Fabian “Febiven” Diepstraten và nhiều cao thủ khác.

May mắn cho Betsy, Mùa Xuân 2016 chứng kiến nhiều người đi đường giữa của LCS Châu Âu có sự xê dịch. Froggen đến với LCS Bắc Mỹ còn xPeke chuyển sang nghiệp quản lý đội và hạn chế thi đấu chuyên nghiệp hơn. Những người đi đường giữa dạng tiềm năng khác như Tristan “PowerOfEvil” Schrage và Isaac “xPePii” Flores lại có màn trình diễn nhạt nhòa, đáng thất vọng. Betsy nắm bắt cơ hội, nhanh chóng được mọi người chú ý tới và chứng minh anh là thành viên đáng giá nhất của Team ROCCAT.

Ở vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016, Betsy là người đi đường giữa có chỉ số lính tốt nhất ở 10 phút đầu trận, và cũng là tuyển thủ có lượng sát thương đóng góp dẫn đầu, có lượng Vàng kiếm được đứng thứ hai, mắc rất ít lỗi chí mạng và giữ cho số lần hạ xuống ở mức thấp…

Có thể tạm kết luận rằng, Betsy đã có một giải đấu bứt phá, nhưng thật khó để tín nhiệm một tuyển thủ mà đội của họ không có tiềm năng để thành công. Giờ đây, Betsy đã có thêm một đồng đội đáng tin cậy nữa là xạ thủ Steeelback – người đã có kinh nghiệm chinh chiến lâu năm tại LCS Châu Âu. Đó là còn chưa kể tới việc ROCCAT vừa tuyển mộ thêm hai tuyển thủ người Hàn nữa là Lee “Parang” Sang-won và Oh “Raise” Ji-hwan.

Michael "Bunny Fufuu" Kurylo (Hỗ trợ - Cloud9 – LCS Bắc Mỹ)

Số liệu thống kê sau giai đoạn vòng bảng LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2015.

Bunny Fufuu đã xuất hiện tại LCS Bắc Mỹ từ năm 2014, khi anh góp mặt cùng Team Curse trong một thời gian ngắn (trước khi họ đổi tên thành Team Liquid). Kể từ đó, anh vẫn được biết đến là một người chơi tài năng, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu phát triển đáng kể.

Thi đấu cho Gravity trong năm 2015, Bunny Fufuu đã học được nhiều thứ từ những tuyển thủ kì cựu là Brandon “Saintvicious” DiMarco và David “Cop” Roberson. Khi những cựu binh rời đội ngay trước thềm giải đấu Mùa Hè năm đó, Bunny Fufuu đã chứng tỏ bản thân nhiều hơn với hai vai trò đặc biệt quan trọng là kiến thiết lối chơi cùng kêu gọi đồng đội. Fufuu gây ấn tượng với những vị tướng có kỹ năng định hướng khó chịu như Thresh, Morgana và Shen, nhưng lượng tướng chơi tốt lại ít ỏi cùng phong cách thi đấu khá đơn điệu, dễ bắt bài.

Mùa Xuân 2016 chứng kiến Fufuu gia nhập Cloud9 để chia sẻ vị trí hỗ trợ với Hai “Hai” Lam. Nhưng chỉ sau hai trận đấu đều thua, Fufuu đã bị đưa lên băng ghế dự bị bởi sự tin tướng tuyệt đối của đội ngũ lãnh đạo của Cloud9 dành cho Hai là tuyệt đối. Sau cuộc cải tổ đội hình mới đây nhất của C9 để chuẩn bị cho LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016, Fufuu đã được quay trở lại đội hình chính thức và được kì vọng tài năng sẽ được phát huy, tạo tầm ảnh hưởng nhất định.

Fufuu có nhiều cơ hội để thành công ở mùa giải này, bởi có vẻ như đội ngũ huấn luyện của C9 đang muốn dành sự chăm chút và kiên nhẫn của họ cho đội hình mới trước khi chính thức “hồi sinh” mạnh mẽ. Nếu Fufuu sử dụng thời gian không được thi đấu ở Mùa Xuân tốt để cải thiện khả năng liên kết cùng đồng đội và kỹ năng cá nhân thì đây có thể sẽ là mùa giải mà anh sẽ bước lên một tầm cao mới.

Anthony "Hard" Barkhovtsev (Đi rừng – Echo Fox – LCS Bắc Mỹ)

Số liệu thống kê sau giai đoạn vòng bảng LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2016.

Khi Echo Fox bước vào giai đoạn cuối vòng bảng Mùa Xuân 2016, không có quá nhiều thứ khiến người ta đặc biệt quan tâm tới đội hình của họ ngoại trừ cái tên ở đường giữa, Froggen. Khi những vấn đề về visa xuất hiện, một vài tuyển thủ đã không còn có cơ hội tham gia thi đấu cho Echo Fox nữa. Và những tuyển thủ tiềm năng như Hard, người đi rừng đã từng chơi cho Cloud9 Tempest ở giải Thách Đấu trong năm 2015, được đem về.

Kết thúc vòng bảng, Hard duy trì được chỉ số KDA tốt thứ hai trong đội, sau Froggen và có được tỉ lệ Chiến Công Đầu tốt thứ ba trong khuôn khổ toàn giải đấu – điểm mạnh mà anh này đem theo từ giải Thách Đấu. Anh cũng có tỉ lệ bị hạ gục thấp nhất so với những người đi rừng ở Bắc Mỹ và có chỉ số lĩnh mỗi phút đứng thứ ba.

Nếu Hard có thêm chút ít khả năng kiến thiết lối chơi và tạo tầm ảnh hưởng lên trận đấu, anh có tiềm năng trở thành một trong những người đi rừng hay nhất LCS Bắc Mỹ. Và nếu nó thành hiện thực, được hưởng lợi nhiều nhất là Echo Fox – đội tuyển đã phải chật vật giành quyền ở lại LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2016.

Park "kfo" Jeong-hun (Đường trên- Echo Fox – LCS Bắc Mỹ)

Số liệu thống kê sau giai đoạn vòng bảng LCS Bắc Mỹ Mùa Xuân 2016.

Giống với người đồng đội Hard, kfo đến với Echo Fox ở giai đoạn cuối vòng bảng Mùa Xuân và núp sau cái bóng quá lớn của Froggen. Nhưng có một chút ít khác biệt khi kfo là một ngôi sao đánh xếp hạng đơn tại Hàn Quốc và có kỹ năng cá nhân tốt nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp chưa được trau dồi.

Giống với phần lớn đồng đội tại Echo Fox, kfo cũng phải đối mặt với vấn đề visa khiến anh phải đứng ngoài đội hình chính thức vài tuần. Khi kfo quay trở lại, anh đem đến phong cách chơi và khả năng mở đầu giao tranh tuyệt vời với vị tướng Malphite và cả gánh đội khi dùng Kayle để đánh bại Team Impulse ở Tuần 6…Nó cho thấy cách sử dụng và lượng tướng sáng tạo, dồi dào của kfo.

Mặc dù gặp trục trặc trong màn ra mắt Bắc Mỹ, kfo vẫn được coi là một trong những tân binh ấn tượng của vòng bảng Mùa Xuân. Thật không may, kfo và Echo Fox gặp vấn đề trong vài tuần thi đấu cuối cùng.

Khi đã ở trong đội hình được một thời gian lâu hơn, tập luyện kĩ càng hơn và có thể những người đồng đội đã có những bước tiến nhất định, kfo là một người đi đường trên đáng xem của Echo Fox. Đó có thể là những bất ngờ như cái cách kfo “vác” Kayle lên đường trên vậy.

Kang “Move” Min-su (Đi rừng – Unicorns of Love – LCS Châu Âu)

Số liệu thống kê sau giai đoạn vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Hè 2015.

Giống như xu hướng vào thời điểm hiện tại, Team Gravity chiêu mộ ngôi sao đấu xếp hạng đơn ở Hàn Quốc, Move cho LCS Châu Âu Mùa Hè 2015. Move đã chơi khá tốt và đặc biệt là ở giai đoạn giữa mùa giải đó, khi Gravity đang đứng đầu BXH hai tuần liên tiếp. Kết thúc mùa giải, sự non nớt và mặt kinh nghiệm cùng thiếu quyết đoán đã khiến cho Gravity phải trả giá khá đắt khi không có bất cứ danh hiệu nào đáng kể, và họ cũng chia tay luôn với Move.

Giờ đây, Move đã đến với Unicorns of Love và sẵn sàng để chứng minh anh là một phần không thể thiếu của Gravity bởi những gì họ đã gây ấn tượng được ở mùa giải trước, thay vì coi anh là bản hợp đồng thất bại.

Ở vòng bảng LCS Bắc Mỹ Mùa Hè 2015, Move có lượng sát thương mỗi phút và đóng góp sát thương đứng thứ ba trong những người đi rừng, đó là kết quả sau bốn trận đấu sử dụng Nidalee với hệ số ba thắng – một thua. Với việc Nidalee và các tướng đi rừng có khả năng gánh đội khác đang là một phần của metgame hiện tại, Move có thể tìm thấy thành công và sẵn sàng để tỏa sáng.

Move cũng được ghi nhận là tuyển thủ cắm ra lượng mắt mỗi phút nhiều thứ hai trong những người đi rừng ở LCS Bắc Mỹ năm ngoái. Anh tập trung vào việc kiểm soát tầm nhìn trận đấu sẽ là thứ đặc biệt có giá trị với UoL nhằm giảm thiểu tối đa các sai lầm chí mạng mà đội hình gồm ba thành viên mới có thể mắc phải.

Nếu UoL có thể giành suất tham dự vòng play-off ở LCS Châu Âu Mùa Hè lần này, Move có thể là tác nhân chính. Nhưng nếu viễn cảnh xảy ra ngược lại, UoL vẫn chỉ mãi là một đội tuyển ở mức trung bình.

June_6th (Theo theScore esports)