EDward Gaming (EDG) là một đội tuyển khó xác định được sức mạnh thực sự. Trải qua rất nhiều trận đấu của EDG xuyên suốt mùa giải LPL Mùa Xuân 2015 vừa qua, họ nghiễm nhiên được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch.

Với việc dồn toàn bộ sự tập trung vào những pha giao tranh tổng ở giai đoạn cuối trận đấu, EDG là đội tuyển không ngần ngại “buông” trận đấu ở quãng đầu, tự tin vào khả năng của mình để mở ra còn đường chiến thắng. Với một người chơi sát thủ siêu khủng khiếp ở đường giữa, một người gánh team biết kiểm soát mọi thứ ở đường dưới, một người đi đường trên linh hoạt, một người đi rừng thuần chống chịu và một người chơi hỗ trợ tích cực trong mọi quyết định…EDG khiến mọi đối thủ phải e dè ở giai đoạn đi đường.

Cách để đánh bại EDG hóa ra lại hết sức “đơn giản”: Đè nén họ ngay từ đầu trận. Để làm được điều “đơn giản” đó quả thực không hề dễ dàng chút nào. EDG không dễ bị chùn bước một chút nào.

Vị vua

Câu nói đã đi vào huyền thoại của làng LMHT thế giới: “EDG cần tôi” của Won-Seok "Pawn" Hue khi anh này bỏ qua cơn đau lung nghiêm trọng để từ bệnh viện lập tức quay trở lại SVĐ Hongkou Indoor tại Thượng Hải để dùng Kassadin đánh bại Team WE giúp EDG tới thẳng vòng Bán kết. Đó là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của sự nghiệp đồ sộ và vĩ đại mà PawN đã và đang tạo dựng được.

Là một trong những người đi đường giữa hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại, PawN có lẽ là “ngòi nổ” lớn nhất mà EDG đang sở hữu. Anh ta có tinh thần thép, kỹ năng cao và chơi được nhiều các vị tướng nhằm đáp ứng mọi tình huống có thể xảy ra. Đáng nói, anh ta đã chơi tổng cộng 19 vị tướng trong suất mùa giải vừa rồi, và tất cả chúng đều có ít nhất một chiến thắng. Thêm nữa, 15/19 vị tướng đó đều bất bại khi được PawN sử dụng, bao gồm chỉ số 6-0 của Kassadin. PawN là một con quái vật thực sự!

PawN hoàn toàn không bị chút ảnh hưởng gì từ lượt Cấm/Chọn. PawN chơi tốt một lượng tướng khổng lồ, mà dù có 2-3 lượt cấm nhắm vào anh ta thì cũng chẳng có chút ảnh hưởng gì tới trận đấu. Các đội sẽ phải chọn lấy những vị tướng trực tiếp khắc chế lại lối chơi của EDG, thay vì nhắm vào những mục tiêu đơn lẻ. Có thể nhiều đội sẽ Cấm đi Kassadin sau khi theo dõi LPL vừa qua, nhưng những lượt Cấm dành cho PawN cần phải suy tính rất nhiều.

Và kể cả khi các đội tuyển quyết đánh hạ PawN từ rất sớm, nó cũng rất khó để anh ta gục ngã. Hãy xem lại Game 5 tại trận Chung kết LPL vừa rồi, khi mà Twisted Fate trong tay PawN đã bị cắm trại rất nhiều vào khoảng đầu trận đấu. EDG đã gặp đôi chút khó khăn, nhưng PawN đã biết cách kiểm soát nó và sử dụng những pha Định Mệnh hợp lý để giành chiến thắng trong những pha giao tranh và đưa EDG quay trở lại trận đấu. Game 5 đã nói lên toàn bộ sức mạnh tổng thế của EDG nói chung, và chìa khóa sức mạnh của toàn đội là PawN nói riêng.

Giữ vị trí là tất cả

Giờ hãy bàn đến Deft, một chủ lực đáng giá khác, một tuyển thủ Hàn Quốc khác được EDG đem về ngay trước khi Mùa 2015 chính thức khởi tranh. Deft từ lâu đã được biết tới là một trong những xạ thủ có kỹ năng bậc nhất thế giới. Nhưng đáng tiếc, anh ta vẫn rất chật vật khi ra đấu trường quốc tế thi đấu. Giờ anh ta đang trong màu áo của EDG, và có cơ hội đánh bại những đội tuyển LMHT mạnh nhất thế giới tại MSI 2015.

Nhưng đó là khi anh ta được sử dụng những vị tướng “tủ” yêu thích. Đó không phải là cái gì đó quá khó khăn, bởi lượng tướng chơi tốt của Deft là khổng lồ. Nó không vĩ đại như người đồng hương Hàn Quốc trong màu áo EDG, nhưng đó cũng là 11 vị tướng được Deft mang vào Đấu Trường Công Lý.

Trong phần lớn vòng bảng LPL Mùa Xuân 2015, anh ta lựa chọn Corki và có chỉ số 10-2 khi sử dụng vị tướng này. Thường lợi dụng sức mạnh của Phi Công Quả Cảm về cuối trận đấu bằng cách lên món đồ Gươm Của Vua Vô Danh là trang bị thứ hai, Deft sử dụng những đòn đánh thường để đưa toàn đội tới chiến thắng.

Nhưng có lẽ đối với nhiều đội, họ sợ nhất khi phải đối đầu với Jinx và Sivir trong tay Deft sau lần cuối cùng anh ta dùng Nữ Chúa Chiến Trường ở Game 5 trận Chung kết LPL Mùa Xuân 2015. Khả năng giữ vị trí gần như hoàn hảo xuyên suốt vòng playoffs của Deft, đặc biệt là với Sivir khi anh ta sử dụng tốt Săn Đuổi để ra vào và kiểm soát giao tranh…Sivir trong tay Deft luôn biết cách tìm kiếm lợi thế từ phía sau lung những người đồng đội. Với một đội yêu thích giao tranh 5v5 như EDG, Sivir là một lựa chọn vô cùng thích hợp.

Tìm ra điểm yếu

Sự toàn diện của Deft khiến cho Tian "Meiko" Ye không được đánh giá cao cho lắm ở quãng thời gian đầu của mùa giải. Nhưng khi họ đã tìm được tiếng nói chung và thi đấu với nhau như một bộ đôi ăn ý, Deft và Meiko nhanh chóng trở thành một trong những cặp đôi đáng sợ nhất Trung Quốc.

Với Annie và chú gấu Tibbers bên mình, Meiko theo sát mọi đường hướng di chuyển của Deft, thả gấu trúng càng nhiều đối thủ càng tốt và cho phép hai chủ lực của EDG dọn dẹp những thứ còn sót lại. Meiko sử dụng rất thành thạo Annie trong mùa giải này (12-1 với Annie) khiến cho các đội tuyển khác buộc phải cấm 11/13 trận khi đối đầu với EDG. Meiko sử dụng thành thạo Đứa Trẻ Bóng Tối, nhưng nhiều đội đang nhắm tới việc cấm đi những vị tướng ảnh hưởng trực tiếp tới lối chơi của EDG và hy vọng nó sẽ làm suy yếu đi sức mạnh của họ trong những pha giao tranh tổng…khiến Meiko sẽ ít có cơ hội được cầm Annie hơn.

Meiko cũng thường xuyên bị cấm đi Thresh, khi mà Án Tử và Lưỡi Hái Xoáy của anh ta được sử dụng gần như hoàn hảo. Khi mà mất đi hai sự lựa chọn đó, Meiko thường phải sử dụng Janna, một vị tướng có tầm ảnh hưởng tốt nhưng không có nhiều tác động lớn như hai vị tướng yêu thích trên của anh. Meiko sẽ tỏa sáng mỗi khi bắt được nhịp ra vào giao tranh của đối phương, chứ không phải cái cách mà anh ta cứu mạng đồng đội.

Điểm yếu của Meiko giống với những thành viên còn lại của EDG, đó là quãng thời gian đầu trận đấu có phần bị động. Những đội muốn tìm kiếm lợi thế ở đầu trận đấu có thể sẽ muốn cấm đi Annie và rồi đưa những vị tướng có khả năng đi đường mạnh vào. Nếu làm tốt điều đó, sẽ chẳng có đội nào phải quá lo lắng về khả năng đánh giao tranh tốt của EDG vào cuối game cả.

Một nửa sức mạnh của EDG nằm ở đường trên

Dao Đụng Độ ở meta hiện tại là rất phù hợp với cả Tong "Koro1" Yang và Ming "Clearlove" Kai vì nhiều lý do khác nhau.

Clearlove là người chơi ưa dùng những vị tướng có khả năng chống chịu tốt, xuyên phá mạnh mẽ. Trong suất vòng playoffs của LPL vừa rồi, anh ta chỉ chơi đúng bốn vị tướng: Nunu (4 lần), Rek’Sai (4 lần), Sejuani (3 lần) và Gragas (2 lần). Và nếu như bạn để ý, đó đều là những vị tướng siêu chống chịu và có khả năng khóa chân nhiều mục tiêu cùng lúc. 

Lối chơi của Clearlove không giúp ích nhiều cho EDG vào khoảng thời gian đầu trận đấu. Anh ta ưa thích lấy được thật nhiều chỉ số lính để đạt đến mộ ngưỡng sức mạnh mà không thể bị tiêu diệt, và phần lớn để các đường tự thân vận động. Đó là một vấn đề, và nếu nhìn nhận chính xác thì nó sẽ không cho phép EDG có cơ hội giao tranh tốt. Nhiều đội sẽ bắt đầu cấm đi Rek’Sai để khắc chế Clearlove vì chính lí do này. Khi không phải chịu sức ép từ Nấm Mồ Hư Không, họ sẽ có cơ hội đẩy EDG vào thế khó khiến cho đội này không thể tìm ra đường quay trở lại.

Chếch lên phía Bắc một chút, Koro1 đã có cơ hội để phô diễn tài năng qua những vị tướng ưa thích như Hecarim và Shyvana khi lên món đồ Dao Đụng Độ khi đi đường trên. Anh ta sẵn sàng trong những cuộc đối đầu 1v2, tìm kiếm cơ hội để farm chỉ số lính cần thiết và Dịch Chuyển để lấy được điểm hạ gục cho bản thân và toàn đội. Chính vì thế, Koro1 không có nhiêu cơ hội để sử dụng Hecarim trong vòng playoffs của LPL. Khi thiếu đi Giày Vệ Quân/Dịch Chuyển của Hecarim, áp lực ban đầu mà EDG tạo ra sẽ không được mạnh mẽ như trước.

Nhưng khi mà Hecarim đã bị lấy đi, Koro1 vẫn biết cách để biến mình trở thành một trong những người chơi Gnar tốt nhất thế giới. Vị tướng bé nhỏ này không quá phù hợp với meta hiện tại, nhưng tất cả các đội cũng nên dè chứng khi nó lọt vào tay của Koro1. Chiêu cuối cực mạnh cùng Dịch Chuyển cho phép Koro1 hoàn toàn có thể nhảy thẳng vào và quấy rối đội hình đối phương.

June_6th (GameSao.vn)

Xem thêm video về LMHT, DOTA2 tại http://gosutv.vn