- Trao đổi bên lề hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sáng nay, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Lê Vinh chia sẻ, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Sở là tập trung chỉnh trang đô thị.

Theo ông Vinh, hiện nay TP phát triển dân cơ học rất lớn, nhu cầu đi lại rất cao, phương tiện nhiều. Việc phát triển TP để di dân ra phía ngoài chưa thực hiện được vì cơ sở hạ tầng bên ngoài chưa có. Các nhu cầu về phát triển hạ tầng đòi hỏi tiền cũng rất lớn.

{keywords}

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Lê Vinh

"Còn vấn đề nhà cao tầng thì đến giờ phút này tất cả vẫn cơ bản làm theo các quy hoạch được phê duyệt", ông Vinh nói.

Trước một số ý kiến của chuyên gia cho rằng, việc cho chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất của các nhà máy sản xuất sang làm nhà cao tầng là một trong những nguyên nhân hút dân vào, gây sức ép lên hạ tầng giao thông, ông Lê Vinh cho hay, việc đó nói cũng chưa rõ.

"Ví dụ như khu Cao - Xà - Lá (khu vực nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - PV) khi chuyển ra thì trong đó không phải chỉ xây nhà cao tầng.

Theo quy hoạch thì chuyển đổi các khu đó trở thành các khu phát triển đô thị. Trong đó có cả cây xanh, trường học, nhà trẻ, có cả nhà ở, có cả giao thông... tất cả mọi thứ chứ không phải là chuyển nhà máy đi để thành một bãi trống. Trong quy hoạch không nói như thế" - lời ông Vinh.

Theo ông, quy hoạch nói rõ là trở thành khu phát triển đô thị mà trong phát triển đô thị có tất cả những yếu tố để trở thành đô thị gồm cả nhà ở, trường học, nhà trẻ. Nghĩa là có cả hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ.

Liên quan việc Thủ tướng có yêu cầu Hà Nội và TP.HCM phải kiểm soát việc xây dựng nhà cao tầng, vị GĐ Sở cho biết, UBND TP đang chỉ đạo phải có báo cáo lên Thủ tướng. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng nói là trong tuần sau sẽ phải báo cáo.

Băn khoăn

Trước đó, tại hội nghị tổng kết của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chiều qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quy hoạch. Theo ông, đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một TP xanh trong tương lai thì nhận thấy phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề đang đi chệch hướng.

Lãnh đạo TP cho hay, nếu như những năm 1990 chúng ta lấy rộng ra hai bên 200-300m mặt đường thì TP đã có đủ tiền để phát triển hạ tầng không kém gì các nước khác. Nhưng đến giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. năm qua, có những khu đất 5-7 ha cũng băm ra cho 2-3 chủ đầu tư.

"Tôi không hiểu đằng sau có gì người ta xin nhau hay không, nhưng làm quy hoạch theo kiểu đấy không bao giờ tốt được”, ông Chung nhấn mạnh.

Trước những phát biểu của Chủ tịch TP, bạn đọc Huấn bày tỏ băn khoăn không biết còn bao nhiêu các dự án mà đã được phê duyệt đang triển khai.

"Hãy điều chỉnh hoặc dừng lại khi còn kịp, không HN sẽ phải chịu hệ lụy vĩnh cửu về ùn tắc", bạn Huấn đề xuất.

Bạn đọc Dung sống tại Sài Gòn chia sẻ, mỗi lần ra HN thấy cảnh Thủ đô bị "băm nát", hỗn độn thì cảm thấy lòng buồn tê tái.

Hà Nội đang trả giá vì băm nát quy hoạch

Hà Nội đang trả giá vì băm nát quy hoạch

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, TP đang phải trả giá vì đã băm nát quy hoạch. 

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ôtô đi đường nào?

Không lý thuyết quy hoạch nào cho phép xây chung cư 50 tầng ở ngay Giảng Võ, mà mỗi nhà giàu 2 ô tô thì đi đường nào - Thủ tướng gay gắt.

Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường

Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường

Trước khi lên phường, Hoàng Liệt là xã thuần nông với khoảng 4.500 hộ (gần 14.000 người). Nhưng trong 5 năm qua, do chung cư mọc lên rầm rộ nên dân số của phường tăng đột biến.

Hương Quỳnh