- Các trường phổ thông công lập của Đức đang đứng trước một nan đề: Trường học phải vật lộn với cuộc chiến thiếu giáo viên. 

Và, chừng nào các bang chưa tìm ra cái gì tốt hơn chế định giáo viên công chức để thu hút giáo viên trẻ thì chừng đó chất lượng giáo dục vẫn là đáng quan ngại.

Giáo viên các trường phổ thông công lập ở CHLB Đức theo quy định của pháp luật hoặc là công chức, hoặc là viên chức.

Tuy nhiên, đa phần giáo viên là công chức. Khoảng 3/4 trong tổng số 800.000 giáo viên công lập là công chức. Cũng cần phải chú ý là có sự khác biệt lớn giữa các bang ở Đông và Tây Đức. 

Các bang Tây Đức như Baden-Wuerttenberg và Niedersachsen thì tỷ lệ giáo viên công chức là 90 và 85%, trong khi đó tại 2 bang Đông Đức Mecklenburg-Vorpommern và Sachsen lần lượt chỉ là 0,1 và 3%. Sự khác biệt này có nguyên nhân lịch sử của nó.

Chỉ có thể chuyển từ trường này sang trường khác

Về cơ bản, giáo viên là công chức có nhiều lợi thế hơn giáo viên là viên chức.

Thứ nhất, là công chức thì đương nhiên sẽ là công chức suốt đời. Điều đó có nghĩa là giáo viên yên tâm về chỗ làm việc, không lo bị thải hồi. Thế cho nên ở Đức có câu chuyện vui về cúp luân lưu.

Cúp luân lưu sẽ mang niềm vui lớn cho các fan bóng đá khi năm nay đội bóng của họ giành được cúp. Nhưng cúp luân lưu trong ngôn ngữ giới giáo chức lại là chỉ những giáo viên là công chức không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, nhưng họ không thể bị thải hồi chỉ vì họ là công chức và do đó cơ quan quản lý chỉ có thể chuyển họ từ trường này sang trường khác giống như cúp luân lưu bóng đá.

Số liệu điều tra khảo sát cho thấy khoảng 10% giáo viên không đáp ứng yêu cầu và nếu như số đông trong họ không phải là công chức thì đã có thể bị sa thải. Thực tế lại không phải vậy và điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.

Thứ hai, chế độ lương bổng của giáo viên là công chức cao hơn so với giáo viên là viên chức. Đây là điểm khá đặc thù, cùng là giáo viên công lập trình độ đào tạo như nhau, dậy giống nhau, nhưng trung bình lương thực lĩnh của giáo viên công chức hơn giáo viên viên chức khoảng 300 đến 500 euro/tháng.

Bỏ công chức = thiếu giáo viên

Và nếu như vậy thì đương nhiên ai là giáo viên chẳng muốn mình được hưởng quy chế là công chức. Chính điểm này lại đang trở thành vấn đề lớn trong ngành giáo dục ở Đức. Hai bang Berlin và Sachsen về cơ bản không áp dụng quy chế giáo viên là công chức. 

Tại hai bang này, ai bắt đầu vào làm giáo viên mà trước đó không phải là giáo viên công chức ở một bang khác thì sẽ là giáo viên viên chức.

Là viên chức nên khi giáo viên không đáp ứng yêu cầu sẽ có thể bị thải hồi. Bà Astrid - Sabine Busse, thành viên tổ chức Đại diện quyền lợi Hiệu trưởng trường phổ thông Bang Berlin cho rằng, không áp dụng chế định giáo viên là công chức là phù hợp và bà hy vọng trong tương lai không còn chế định giáo viên là công chức nữa.

Dù vậy, bà Busse lại thay đổi ý kiến khi Berlin đương đầu với khó khăn thiếu giáo viên. Bà nói hiện thiếu khoảng 2000 giáo viên và mặc dù Berlin là thành phố hấp dẫn nhưng giáo viên vẫn không muốn đến đây làm việc. Thành phố chúng ta chắc phải nghĩ ra cái gì khác thôi.

Cái gì khác thôi ở đây có nghĩa là: thu hút giáo viên đến bằng chế định công chức. Ngay bang sát với Berlin là Brandenburg đã áp dụng chuyện này từ lâu để thu hút giáo viên về làm việc bù đắp việc thiếu giáo viên. Thậm chí Bang Mecklenburg-Vorpommern từ hồi thống nhất nước Đức hầu như không áp dụng chế định giáo viên là công chức thì giờ đây cũng đã thay đổi. Bang này mở chiến dịch quảng bá với khẩu hiệu: Tất cả giáo viên mới tuyển và giáo viên dưới 40 tuổi sẽ đều là công chức.

Các trường phổ thông công lập của Đức đang đứng trước một nan đề: Trường học phải vật lộn với cuộc chiến thiếu giáo viên và đồng thời là nâng cao chất lượng giáo dục. 

Tuy nhiên, chừng nào các bang chưa tìm ra cái gì tốt hơn chế định giáo viên công chức để thu hút giáo viên trẻ thì chừng đó chất lượng giáo dục vẫn là đáng quan ngại.


Hô hào tinh giản biên chế nhưng tăng hơn 20.000 người

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng tinh giản biên chế chưa có con số thuyết phục. Bởi nhìn vào số liệu thấy tăng 20.400 người.


Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

"Dư luận đề cập vấn đề thu nhập của giáo viên thấp - đó cũng là món nợ mà người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt..." - Bộ trưởng chia sẻ. 


Cấm giáo viên bình luận về người khác trên Facebook

Sau khi có người bị kỷ luật vì chê lãnh đạo tỉnh An Giang trên Facebook, ngành giáo dục TP Châu Đốc có văn bản cấm giáo viên bình luận cá nhân, chính sách khi lên mạng xã hội.


Bộ trưởng GD: Điều giáo viên tiếp khách là chuyện đáng tiếc

Chuyện giáo viên được điều đi tiếp khách làm nóng phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT sáng nay với nhiều tranh luận.


30% phụ huynh 'bồi dưỡng' giáo viên

Sau 4 năm khảo sát, PAPI cho thấy cảm nhận của người dân Việt Nam về tham nhũng là "không giảm, thậm chí tăng lên". 


Bỏ biên chế giáo viên: Sẽ trình Trung ương xem xét

Ông Bùi Sỹ Lợi trao đổi với báo chí bên hành lang QH về đề xuất của Bộ GD-ĐT sắp tới sẽ chấm dứt biên chế đối với giáo viên.

Đinh Duy Hòa