XEM CLIP:

Tháng 4/2022, CSĐT khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Cùng với đó, CQĐT khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Đến ngày 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, bà Nhàn đã bỏ trốn nên ra quyết định truy nã đặc biệt. Tiếp đó, để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu bà Nhàn đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định của pháp luật.

Nếu tiếp tục bỏ trốn, CQĐT coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa. Nếu bà Nhàn không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật.

Ngày 10/11, CQĐT Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Nhàn tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ. CQĐT còn cho rằng, hiện bà Nhàn đang bỏ trốn, không hợp tác nên cần xử lý nghiêm khắc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, với tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà bà Nhàn bị đề nghị truy tố, hình phạt có thể tới 20 năm tù. Với tội Đưa hối lộ mà cựu Chủ tịch AIC bị đề nghị truy tố, hình phạt cũng có thể tới mức án như trên. Trường hợp bị kết án về hai tội danh này, hình phạt dành cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ không quá 30 năm tù.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 290 BLTTHS, tòa án có thể xét xử vắng mặt đối với bị cáo. Tuy nhiên, để xét xử vắng mặt cần phải có cáo trạng truy tố. 

Nếu bị can bỏ trốn trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn điều tra, cơ quan tố tụng sẽ tạm đình chỉ đối với bị can đó và tiến hành truy nã.

Pháp luật quy định thời hạn truy tố đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là 30 ngày, ngoài ra VKS còn có thể gia hạn thời hạn truy tố thêm 30 ngày nữa.

Trong tổng thời gian khoảng 60 ngày mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn không đầu thú và cơ quan chức năng cũng không bắt giữ được bà Nhàn, lúc này VKS không thể truy tố và tòa án cũng không thể xét xử đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án này.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường cho rằng, đây là hành vi gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Phía VKS sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 247 BLTTHS để tạm đình chỉ, tiếp tục truy nã, khi nào bắt được bà Nhàn sẽ phục hồi vụ án để tiếp tục xử lý đối với bị can này. 

“Bởi vậy, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thời gian 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa trong giai đoạn truy tố để trình diện, khai báo sự việc, thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa theo quy định của pháp luật”, luật sư Đặng Văn Cường cho hay.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Cái tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng được biết đến là một doanh nhân tài giỏi, thành đạt, cho đến ngày, cái tên đó xuất hiện trong quyết định truy nã, quyết định khởi tố bị can và hiện giờ là bị can trong vụ “đại án”.