- Từ ngày 1/7, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng thêm 90 ngàn đồng, lên mức 1,3 triệu/tháng.

Bộ Nội vụ vừa ban hành thông tư 02/2017/TT- BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 1/7. 

{keywords}
Tiếp công dân tại Văn phòng UBND huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Hiền Anh

Những người được hưởng mức tăng này gồm:

Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã...

Cách tính lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức viên chức như sau: Mức lương = 1,3 triệu đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. 

Phụ cấp: Các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở = 1,3 triệu đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng. 

Trong đó, các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [mức lương + mức phụ cấp chức vụ (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp.

Các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành. Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) = 1,3 triệu đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu.

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Để có kinh phí thực hiện việc tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên chức, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao, phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2016 chuyển sang (nếu có). 

Ngoài ra, lấy nguồn từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên hoặc sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2016.

Một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định nêu trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.

Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước

Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước

Không giảm được thì bỏ hẳn biên chế đi để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Vượt gần 9.000 người hưởng lương nhà nước

Vượt gần 9.000 người hưởng lương nhà nước

Năm 2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống chính trị vượt 8.743 người so với số được giao.

Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên nhận xét: Những người có quyền quyết định cải cách triệt để chế độ tiền lương thì lại không sống bằng lương. Nên mới chỉ có những đợt cải tiến tiền lương chứ chưa có những cải cách thiết thân, sát sườn.

Hủy công chức 1 trong 4 anh em cột chèo cùng làm 'quan' ở Huế

Hủy công chức 1 trong 4 anh em cột chèo cùng làm 'quan' ở Huế

Cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017 tỉnh Thừa Thiên Huế đã nói rõ kết quả xử lý vụ bổ nhiệm các anh em cột chèo cùng làm "quan" ở huyện A Lưới.

Con trai ông Truyền mua đất nhờ lương và bia

Con trai ông Truyền mua đất nhờ lương và bia

Theo bản giải trình, số tiền mà đại úy Hoàng Anh bỏ ra mua đất của 4 hộ dân là của vợ chồng ông dành dụm từ nguồn lương và kinh doanh bia.

Hiền Anh