Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Dịp lễ này còn được biết đến với các tên gọi khác như: Tết Thiếu nhi, tết Trông trăng, tết Đoàn viên...

Trung thu 2023 rơi vào thứ Sáu, ngày 29/9 dương lịch. Người Việt, đặc biệt là trẻ em thường vui chơi Trung thu từ ngày 14/8 âm lịch.

Mâm ngũ quả tết Trung thu thể hiện sự sung túc, may mắn. Ảnh: Vân Hạnh Ngô

Trong ngày tết Đoàn viên, ngoài bánh trung thu, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên mâm cỗ.

Theo truyền thống, mâm ngũ quả Trung thu tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Điều này tương ứng với 5 loại quả các màu sắc đa dạng, mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng.

Thông thường, cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, tùy theo vùng miền, hoàn cảnh gia đình. Từ đó, mâm ngũ quả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những loại quả đặc trưng.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả tết Trung thu bao gồm các loại quả như: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. 

Trong đó, nải chuối được đặt ở giữa, các loại quả còn lại được đặt ở bên trên. 

Nhiều gia đình có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Trung

Đối với người miền Trung, cách bày mâm ngũ quả không nhất thiết phải đủ 5 loại trái cây. Đa số chuẩn bị mâm ngũ quả Trung thu bằng các loại quả: Mãng cầu, chuối, xoài, đu đủ, dừa...

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu của người miền Nam khác biệt hơn so với 2 miền còn lại. Họ không dùng nải chuối để làm loại trái cây chính trong mâm ngũ quả. 

Thay vào đó, người miền Nam sử dụng dưa hấu, bưởi da xanh. Hai loại quả này sẽ được đặt ở giữa đĩa, sau đó xếp các loại trái cây khác xung quanh.

Các chị em khéo tay thường tạo con vật ngộ nghĩnh bằng trái cây. Ảnh: Hòa Bùi

Ngày nay, nhiều người chọn cách bày mâm ngũ quả Trung thu sáng tạo, kết hợp các yếu tố truyền thống. 

Không chỉ giới hạn các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nhiều người lựa chọn các loại quả có màu sắc đa dạng, bày biện trên mâm ngũ quả. 

Một số chị em khéo tay thường tỉa hoa quả thành những hình thù ngộ nghĩnh như làm thỏ bằng bưởi, làm cá bằng thanh long, làm chó con từ tép bưởi...

Tuy nhiên, dù được biến tấu phong phú nhưng ý nghĩa của mâm ngũ quả đều hướng đến mong ước bình an, sung túc, ấm no.

(Tổng hợp)

Mâm cúng rằm tháng 8 năm 2023 gồm những gì?

Mâm cúng rằm tháng 8 năm 2023 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng 8 không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là mâm cúng rằm tháng 8 theo gợi ý của chuyên gia ẩm thực.