Các nhà nhân chủng học từ lâu vẫn chưa xác định được người hiện đại có giao thiệp nhiều tới mức nào với người Neanderthal và khi nào thì điều đó xảy ra. Hiện, một hóa thạch xương hàm 40.000 năm tuổi ở Romania đã hé lộ cả 2 giống người vẫn tiếp tục "quan hệ ngoại chủng" ở châu Âu, sau khi tiếp xúc ở Trung Đông.


{keywords}

Mảnh xương hàm 40.000 năm tuổi mới được phát hiện ở Romaniahé lộ quan hệ huyết thống với người Neanderthal. Ảnh: Daily Mail

Kết quả kiểm tra ADN cho thấy, mảnh xương hàm 40.000 năm tuổi phát hiện ở Romania thuộc về một người có bộ gen chưa từ 4,8 - 11,3% ADN của người Neanderthal.

Neanderthal là một giống người có họ hàng xa, nhưng khác biệt về mặt di truyền với người hiện đại (Homo sapiens) và đã tuyệt chủng từ lâu. Giống người này được chi là đã di chuyển từ châu Phi tới châu Âu và có thể cả châu Á cách đây khoảng 50.000 - 60.000 năm.

Trang Phys.org đưa tin, phát biểu tại một hội nghị vừa diễn ra ở New York (Mỹ) của tạp chí Biology of Genomes, nhà nghiên cứu cấu trúc gen cổ sinh vật học Qiaomei Fu tuyên bố, trong sơ đồ phả hệ, chủ nhân của mảnh xương hàm cổ có quan hệ huyết thống với người Neanderthal và cách nhau chỉ 4 - 6 đời.

Năm ngoái, nhóm nghiên cứu của bà Fu cũng phát hiện một mảnh xương người 45.000 năm tuổi ở Siberia và hiện đã chỉ ra các đặc điểm giống người Neanderthal rõ thấy của nó, chẳng hạn như các răng khôn to vượt trội.

Nghiên cứu mới đã củng cố các phỏng đoán của các chuyên gia khác rằng, sự giao phối khác chủng giữa người hiện đại và người Neanderthal không chỉ diễn ra ở Trung Đông như nhận định trước đây. Trong thực tế, khám phá mới ám chỉ, "quan hệ ngoại chủng" đã diễn ra không lâu trước khi người Neanderthal bị tuyệt chủng, cách đây gần 39.000 năm.

{keywords}

Người Neanderthal và người hiện đại được cho là sống ở châu Âu cùng thời điểm, trong khoảng 5.400 năm. Ảnh minh họa: Word Press

Năm ngoái, một nghiên cứu uy tín do Đại học Oxford (Anh) đứng đầu phát hiện, người Neanderthal và người hiện đại sống ở châu Âu cùng thời điểm trong khoảng 5.400 năm. Các chuyên gia nói, người Neanderthal biến mất dần vào các thời điểm khác nhau, thay vì bị người hiện đại xóa sổ đột ngột như phỏng đoán trước đây.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bằng chứng thu được từ 200 mẫu xương, bức vẽ bằng than chì và vỏ sò từ 40 di chỉ khảo cổ then chốt ở châu Âu, để chứng minh hai giống người đã sống chồng chéo suốt một thời gian dài và tạo ra thời gian biểu đầu tiên cho thấy thời điểm khi những người Neanderthal cuối cùng bị chết hết.

Và theo các chuyên gia, vì sống cùng thời suốt thời gian dài nên có rất nhiều thời gian để hai giống người giao thiệp và quan hệ ngoại chủng. Giáo sư Chris Stringer đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh, cho rằng, việc giao phối khác chủng giữa người hiện đại và người Neanderthal có thể xảy ra không lâu sau khi những nhóm nhỏ người hiện đại bắt đầu rời quê hương châu Phi của họ cách đây khoảng 60.000 năm.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)