Trận lũ lụt lịch sử vừa qua tại miền Trung đã gây ra nhiều tổn thất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Tình trạng sạt lở đất lâu ngày đã gây khó khăn, không chủ động được nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt, chưa kể đến việc nhiều công trình cấp nước đã bị lũ lụt cuốn trôi, làm cho hư hại. Nước sạch lúc này trở thành thứ quý hiếm.

{keywords}
Máy lọc nước dã chiến do anh Khoa và cộng sự chế tạo. 

Nhiều đoàn từ thiện, đoàn công tác xã hội đã tìm mọi cách để vận chuyển nước đóng chai, nước sạch tới người dân vùng lũ nhưng việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn.

Khi biết được tình hình người dân miền Trung đang gặp khó khăn vì lũ, nhất là thời điểm lũ rút, cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Chỉ trong vòng 2 ngày, anh Đặng Quang Hưng (35 tuổi, Hà Nội) cùng cộng sự của mình đã chế tạo ra chiếc máy lọc nước lưu động với công suất 3.000 lít/giờ.

Máy lọc nước dã chiến đáp ứng được nhiều yêu cầu khi sử dụng tại vùng ngập lụt: Lắp ráp đơn giản và nhanh gọn, công suất lọc lớn, nhỏ gọn nên linh hoạt trong khâu di chuyển và có thể đi đến những vùng sâu xa. Ngoài ra, chỉ cần 1 người đứng máy nên đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ cấp bách là tiếp tế nước sạch cho bà con.

Máy lọc nước sử dụng vòi hút cắm xuống khu vực nước lũ và cho ra 2 loại: nước sinh hoạt có công suất 3.000 lít/ giờ và nước tinh khiết để uống có công suất 500 lít/ giờ.

Điểm đặc biệt của chiếc máy là công suất lọc lớn. Nguồn nước đầu vào là nước lũ, đầu ra là nước sinh hoạt. Sau một năm mới cần phải thay đầu lọc.

Máy cũng có tính cơ động cao, chỉ cần đặt sau chiếc xe bán tải là có thể đi sâu vào từng khu vực bị ngập lụt và không để lại rác như vỏ chai nhựa.

Đặng Quang Hưng là kỹ sư tự động hóa tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một lần tình cờ nhìn thấy hình ảnh chiếc xe từ thiện 3,5 tấn chỉ để chở nước đóng chai vào cứu trợ cho người dân, một ý tưởng lóe lên trong anh.

“Sao mình không tận dụng thứ mình giỏi, thứ mình đã có sẵn? Vận chuyển nước đóng chai hiệu quả không cao lại có nhiều bất cập, tiêu thụ chai nhựa cũng không tốt cho môi trường. Tại sao mình không chế tạo một máy lọc nước có thể lọc nước sạch từ chính dòng nước lũ?”.

Sau đó, anh Hưng cùng các kỹ sư bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo máy lọc nước dã chiến.

Có rất nhiều bài toán khó được đặt ra. Đầu tiên là chiếc máy phải nhỏ gọn và tháo lắp cơ động để có thể đặt trên xe bán tải hoặc thuyền hơi, trên những địa hình không bằng phẳng. Có như vậy mới có thể tiếp cận được với những vùng ngập sâu. Thứ hai là máy phải có công suất lớn.

Đặc biệt, máy chỉ sử dụng xăng để vận hành, không cần dùng đến điện nên rất phù hợp với quá trình đi cứu trợ. Chi phí hoàn thiện máy lọc nước khoảng 80 triệu đồng.

Máy lọc nước dã chiến là loại máy lọc nước có công suất lớn, tần suất hoạt động liên tục. Chúng được thiết kế tối ưu phù hợp phục vụ cho các nhiệm vụ cấp bách như cứu trợ khẩn cấp, có thể linh hoạt cơ động di chuyển đến nhiều địa hình và phương tiện khác nhau.

Máy hoạt động theo cơ chế hút nước từ sông, ao, ngòi để lọc thành nước tinh khiết bằng công nghệ thẩm thấu ngược RO. Nước được đi qua các chu trình lọc như sau để có thể sử dụng được:

Sau khi lũ rút gần hết, các hệ thống lọc dã chiến khẩn cấp có thể triển khai cơ động tại các địa bàn vùng lũ, lấy nước từ giếng, sông, ao, hồ để lọc ra nước sạch phục vụ nhu cầu cấp bách của bà con.

Phin lọc 1: Có các lõi lọc PP 5 micron.

Phin lọc 2: Có các lõi lọc PP 5 micron; Loại bỏ hết các tạp chất kích thước lớn trước khi nước được lọc tinh.

Màng lọc RO thẩm thấu ngược: Nước được lọc qua màng lọc RO bằng áp suất lớn. Tại đây toàn bộ các tạp chất, vi khuẩn, kim loại đều được loại bỏ đến 99,9%.

Đèn UV diệt khuẩn và bộ lọc Nano bạc chống tái khuẩn: Nước sau khi lọc qua màng lọc RO sẽ được đi qua đèn UV để sát khuẩn tuyệt đối và chống tái khuẩn.

Chiếc máy lọc nước này dù không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao nhưng mang tính ứng dụng cao, phục vụ hữu ích cho người dân vào thời điểm cấp bách.

Quang Sơn