ĐBSCL là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước. Hằng năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL lên đến hàng chục triệu tấn. Tuy nhiên, cảng biển tại ĐBSCL còn thiếu, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu.

{keywords}
Tọa đàm "Đòn bẩy cho logistics nông sản ĐBSCL" sẽ diễn ra vào ngày 9/4.

Thêm vào đó là khu vực ĐBSCL còn thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu bãi container rỗng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ đạt chuẩn… Do đó, hàng hóa phải được vận chuyển qua nhiều địa điểm, và phải đưa lên TPHCM để xuất đi các nơi. 

Những điểm hạn chế này dẫn đến thực trạng nông sản khu vực ĐBSCL đang bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố, trong đó có gánh nặng về chi phí logistics. Chi phí logistics hiện tại đang chiếm cao nhất và cao một cách bất hợp lý, cụ thể là lên đến 30% giá thành sản phẩm, khiến cho nông sản ĐBSCL giảm sức cạnh tranh so với nông sản các nước như Thái Lan, Trung Quốc…

Cuộc tọa đàm do Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức 

Các diễn giả, khách mời tham gia sẽ nói lên những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải để các lãnh đạo đứng đầu tỉnh và chuyên gia cùng đưa ra giải pháp tối ưu nhất nhằm giải quyết vấn đề, đặc biệt là vấn đề kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho nông sản Việt Nam, từ canh tác - thu hoạch - thu mua - vận chuyển - làm sạch - lưu trữ - chiếu xạ, cho đến thông quan - xuất khẩu; từ đó giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản.

Đặc biệt, đây là tọa đàm đầu tiên đưa ra mô hình trung tâm logistics “một điểm đến đa dịch vụ” chuyên xuất khẩu nông sản và cũng là cầu nối đưa nông dân Việt Nam ra thế giới. Trung tâm này tọa lạc ngay giữa tâm điểm ĐBSCL. 

Mạnh Hưng