moi ngay ca nuoc phat hien 100 co so san xuat vat tu y te vi pham
Hàng hóa vi phạm.

Như vậy, trung bình mỗi ngày, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 100 cơ sở vi phạm.

Qua đấu tranh, lực lượng Quản lý thị trường đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền xử phạt là 4,37 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất vật tư y tế vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đề nghị khởi tố.

Điển hình là Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam 3 bị can làm giả hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ ở Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh .

Ba đối tượng chính của vụ án gồm Trương Thị Bình (Phó Giám đốc Công ty Đức Anh), La Văn Thi (Phụ trách bộ phận kinh doanh của Công ty Đức Anh) và Nguyễn Đức Việt Anh (nhân viên Công ty Đức Anh).

Như tin đã đưa, ngày 8/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp cùng Đội 7, Phòng PC03, Công an TP Hà Nội, tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thuộc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y tế Đức Anh (có địa chỉ tại số 5 ngõ 178, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội).

Hơn 18.000 sản phẩm quần áo, kính, khẩu trang bảo hộ, vật tư y tế cùng nhiều tem nhãn... là kết quả mà lực lượng chức năng khám xét chi tiết tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y tế Đức Anh (có địa chỉ tại số 5 ngõ 178, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội).

Theo Tổng cục QLTT, lợi dụng nhu cầu tăng cao, do hám lợi, một số đối tượng gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trà trộn các mặt hàng trang thiết bị y tế, khẩu trang không bảo đảm chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mặt khác, hiện nay khung khổ pháp lý về xuất xứ hàng hóa chưa được hoàn chỉnh nên việc kiểm tra, xử lý loại hình gian lận này cũng gặp nhiều bất cập, khó khăn.

Đồng thời, vấn đề hàng giả, giả mạo xuất xứ, vi phạm nhãn hàng hóa được hợp thức hóa bằng rất nhiều phương thức, phân phối thông qua các kênh tiêu thụ đa dạng, linh hoạt, nhất là qua mạng internet gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vi phạm.

Đặc biệt việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nếu cơ quan thực thi không có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định thì việc phát hiện vi phạm là rất khó khăn... Khi đã lưu thông trên thị trường, hàng giả mạo thường trà trộn cùng với hàng thật, hàng có nguồn gốc rõ ràng, vì vậy, việc phát hiện vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng thông qua thương mại điện tử ngày càng cao, việc chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng giả trên mạng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do thiếu các công cụ trực tuyến, các quy định, chế tài còn thiếu, bất cập.

Theo Báo điện tử Hải quan