Năm 2016, thiên tai đã gây tổng thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng. Còn từ đầu 2017 đến nay, con số thiệt hại do thiên tai cũng xấp xỉ một nửa năm ngoái. Tính chung trong 20 năm gần đây, thiệt hại về GDP bình quân hàng năm do thiên tới lên tới 20.000 tỷ đồng (chiếm 1-1,5% GDP).

Tại Hội thảo Thảm họa thiên tai lũ ống, lũ quét và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. 

Thiên tai, trong đó bão, lũ và hạn hán ngày càng tăng cường về cường độ, gây nhiều tổn thất lớn về người và làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước.

Cụ thể, chỉ trong năm 2016, thiên tai đã gây tổng thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng. Từ đầu năm 2017 đến nay, thiệt hại từ thiên tai cũng xấp xỉ 50% của năm 2016. Tính chung trong 20 năm gần đây, thiên tai đã làm chết, mất tích khoảng gần 11.000 người; thiệt hại về GDP bình quân hàng năm ước khoảng 20.000 tỷ đồng (chiếm 1-1,5% GDP).

{keywords}
Thiên tai làm thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm

Yên Bái là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại mưa lớn, lũ quét gây ra, nhất là trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng 8 vừa qua, tại trung tâm huyện và các xã lân cận huyện này đã xảy ra lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người (23 người bị chết, mất tích) và tài sản ước tính trên 546 tỷ đồng.

Theo ông Trần Quang Hoài, công tác cảnh báo, dự báo, các đơn vị dự báo đã tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo đến cấp huyện. Tính đến tháng 9/2017, có 79 trạm đo mưa chuyên dùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc đến Hà Tĩnh được xây dựng. Tuy nhiên, độ chính xác của bản tin dự báo, cảnh báo còn hạn chế, phạm vị rộng. Số lượng các trạm đo chuyên dùng còn rất ít, mật độ thưa.

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống thiên tai của Nhật Bản, ông Junichiro Kurokawa, Cục trưởng Cục Quản lý sông ngòi và Phòng chống thiên tai Nhật Bản, cho rằng, cần liên tục đầu tư các cơ sở phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, việc tích lũy thông tin về mực nước sông ngòi, các công trình đập rất quan trọng, trên cơ sở đó vận dụng vào hoạt động cảnh báo sớm. Đồng thời, từng bước nâng cao ý thức người dân trong phòng chống thiên tai.

B.H