Điều này được ông Độ chia sẻ tại cuộc kiểm tra công tác triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở Thái Bình chiều qua (9/9).

{keywords}
 

Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình cho biết, để triển khai chương trình phổ thông mới, tỉnh đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy - học. Từ năm 2018 đến nay, địa phương này đã xây mới và đưa vào sử dụng hơn 1.400 phòng học, 145 phòng học bộ môn và 276 công trình phụ trợ.

Trên tinh thần lấy chất lượng làm chính, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 của Thái Bình đã được bồi dưỡng về chương trình và sách giáo khoa mới. Sở vẫn đang tiếp tục các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên theo yêu cầu và lộ trình Bộ GD-ĐT đề ra.

{keywords}
 

Về thực tế triển khai chương trình phổ thông mới, ông Đinh Bá Khải, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hưng Hà cho hay: “Chúng tôi đã thành lập các tổ chuyên môn gồm giáo viên cốt cán theo từng môn học để hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn giúp giáo viên đại trà khi triển khai bài dạy”, ông Khải nói.

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thái Thuỵ thì cho biết, cứ mỗi tuần các tổ chuyên môn dạy lớp 1 của các trường tiểu học trên địa bàn đều sinh hoạt chuyên đề, dự giờ liên trường để trao đổi kinh nghiệm. Giáo viên lớp 2 cũng phải tham gia các hoạt động này để tìm hiểu, làm quen và sẵn sàng thực hiện chương trình mới trong năm học tới.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn”

Dành thời gian cho học sinh

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, Nghị quyết T.Ư 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo chú trọng đổi mới tư duy, trong đó nhấn mạnh việc chuyển từ thế mạnh phát triển quy mô sang chú trọng phát triển chất lượng.

“Giáo dục mà không có chất lượng, học sinh lớp 1 vào đầu năm chưa biết đọc, viết; hay đến hết năm học vẫn chưa biết đọc thông viết thạo thì coi như chưa được giáo dục và như thế là lãng phí”, ông Độ nói.

Ông Độ cũng dẫn lời của cố Thủ tướng Singapore - Lý Quang Diệu: “Mong thầy cô giáo nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn” với hàm ý các giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ, nghiên cứu bài học và đưa ra ý kiến của bản thân, tự chiếm lĩnh kiến thức.

{keywords}
Cô Đặng Thị Thu Lan (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A Trường Tiểu học Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cùng học sinh trong một giờ học theo chương trình phổ thông mới.

Thứ trưởng Độ cho rằng, đây cũng là điểm mới trong chương trình phổ thông mới khi yêu cầu giáo viên tổ chức dạy học thông qua các hoạt động giáo dục để khuyến khích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học trò. Giáo viên khi đó chỉ là người hỗ trợ, định hướng cho các em tự tìm hiểu, khám phá các bài học.

“Với lớp 1 năm nay là lớp đầu tiên áp dụng chương trình mới, phải chú trọng về chất lượng. Phải ưu tiên những gì tốt nhất từ đội ngũ nhà giáo đến cơ sở vật chất cho khối mở màn sự đổi mới này”, ông Độ nhấn mạnh.

Ông Độ cũng lưu ý, do có nhiều đổi mới so với chương trình hiện hành nên trong công tác thanh - kiểm tra, cần phải chọn những người hiểu về chương trình mới để có nhận định đúng đắn, tránh dùng tư duy và hiểu biết cũ  làm cản trở những đổi mới, sáng tạo tích cực của giáo viên và cơ sở.

Hải Nguyên

Bộ Giáo dục yêu cầu không ép học sinh mua tài liệu tham khảo ngoài SGK

Bộ Giáo dục yêu cầu không ép học sinh mua tài liệu tham khảo ngoài SGK

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi sở GD-ĐT các tỉnh/thành yêu cầu thực hiện nghiêm việc trang bị sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.