- Sau tất cả những gì xảy ra với Quỳnh Anh, hành động em viết thư cầu cứu Quốc hội là hoàn toàn bình thường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Tuy nhiên, em cần phải được cha mẹ hướng dẫn để đi tìm sự tự tin thực sự của mình. Em chưa được chuẩn bị tốt nên khi tham gia vào cuộc chơi của đám đông, em đã thất bại về mặt cảm xúc.
Có những người khi tham gia vào đám đông thì trở thành thủ lĩnh đám đông, nhưng cũng có người bị đám đông “đè bẹp”.
Quỳnh Anh là hiện tượng thứ hai. Vì thế, theo bản năng, em phải đi “cầu cứu” sự giúp đỡ. Trong trường hợp này, em đang bị thiếu tự tin.
Tự tin chỉ đến khi ta nhận ra bản chất thật của mình. Tự tin tạo cho con người khả năng nhận biết vấn đề và tự ra các lựa chọn sáng suốt, cũng như dễ vượt qua thất bại. Cảm thức đó đem lại sự vững vàng và hạnh phúc, là nguồn gốc của thành công, đó là một phẩm chất đặc biệt.
Nhà tâm lý học Alfred Adler nói: “Bất cứ rối loạn thần kinh nào cũng xuất phát từ mặc cảm tự ti, mà tự ti và tự cao lại cùng một gốc trong tâm lý người".
Tự ti bắt nguồn từ tâm lý mặc cảm vô thức, nếu ngấm sâu và kéo dài trong quá trình phát triển đời người, sự mất cân bằng tâm lý sẽ rõ và bộc lô ra ngoài. Đây là câu chuyện của rất nhiều người chứ không riêng ai. Điều này nghe phũ phàng nhưng là câu chuyện nghiêm túc mà bậc làm cha mẹ phải tính tới khi dưỡng dục con cái.
Nếu bạn là người tự ti, hay tự cao, khi bị công kích, phản ứng tâm lý thường là: Bạn sẽ lui về đau khổ, ghét bỏ, hờn giận hận thù trong lòng (với người hướng nội).
Bạn sẽ phản đối, đấu tranh, phê phán, phán xét người khác (nếu bạn là người hướng ngoại).
Bạn sẽ không phản ứng vì không chấp: nhưng thực ra, đó là sự không chấp giả hiệu, bạn vẫn đau lòng và cay cú, nghĩa là xung đột nội giới vấn gay gắt. Nhưng bạn sẽ được tán thưởng vì mọi người sẽ đánh giá bạn là hình ảnh tượng trưng nào đó về tính tự tin và khiêm tốn, một sự chạy trốn tâm lý được giấu đi bằng bộ mặt thanh thản bên ngoài…Vết thương vẫn nhức nhối nhưng được che bằng cái vẩy khô.
Với trạng thái tâm lý như thế, khi bị đám đông “ném đá” đương nhiên Quỳnh Anh sẽ không hấp thụ được sự kiện. Quỳnh Anh chưa đủ tuổi và kinh nghiệm để xử lý xung đột. Người lớn còn “vỡ đầu bong gân” nữa là con trẻ…
Điều quan trọng nhất bây giờ là gia đình cần đối mặt với vấn đề của mình thay vì tiếp tục dựa vào những lý do, hay chuyển lỗi trách nhiệm cho một ai khác.
Quỳnh Anh đang sống với những gì em có và đây chỉ là tai nạn. Thậm chí, tai nạn này lại có thể là một món quà để em nhận ra chính mình.
Steve Job có một câu rất hay: Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.
|
Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh
đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm để
đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính (Steve Jobs) |
Có những người khi tham gia vào đám đông thì trở thành thủ lĩnh đám đông, nhưng cũng có người bị đám đông “đè bẹp”.
Quỳnh Anh là hiện tượng thứ hai. Vì thế, theo bản năng, em phải đi “cầu cứu” sự giúp đỡ. Trong trường hợp này, em đang bị thiếu tự tin.
Tự tin chỉ đến khi ta nhận ra bản chất thật của mình. Tự tin tạo cho con người khả năng nhận biết vấn đề và tự ra các lựa chọn sáng suốt, cũng như dễ vượt qua thất bại. Cảm thức đó đem lại sự vững vàng và hạnh phúc, là nguồn gốc của thành công, đó là một phẩm chất đặc biệt.
Nhà tâm lý học Alfred Adler nói: “Bất cứ rối loạn thần kinh nào cũng xuất phát từ mặc cảm tự ti, mà tự ti và tự cao lại cùng một gốc trong tâm lý người".
Tự ti bắt nguồn từ tâm lý mặc cảm vô thức, nếu ngấm sâu và kéo dài trong quá trình phát triển đời người, sự mất cân bằng tâm lý sẽ rõ và bộc lô ra ngoài. Đây là câu chuyện của rất nhiều người chứ không riêng ai. Điều này nghe phũ phàng nhưng là câu chuyện nghiêm túc mà bậc làm cha mẹ phải tính tới khi dưỡng dục con cái.
Nếu bạn là người tự ti, hay tự cao, khi bị công kích, phản ứng tâm lý thường là: Bạn sẽ lui về đau khổ, ghét bỏ, hờn giận hận thù trong lòng (với người hướng nội).
Bạn sẽ phản đối, đấu tranh, phê phán, phán xét người khác (nếu bạn là người hướng ngoại).
Bạn sẽ không phản ứng vì không chấp: nhưng thực ra, đó là sự không chấp giả hiệu, bạn vẫn đau lòng và cay cú, nghĩa là xung đột nội giới vấn gay gắt. Nhưng bạn sẽ được tán thưởng vì mọi người sẽ đánh giá bạn là hình ảnh tượng trưng nào đó về tính tự tin và khiêm tốn, một sự chạy trốn tâm lý được giấu đi bằng bộ mặt thanh thản bên ngoài…Vết thương vẫn nhức nhối nhưng được che bằng cái vẩy khô.
Với trạng thái tâm lý như thế, khi bị đám đông “ném đá” đương nhiên Quỳnh Anh sẽ không hấp thụ được sự kiện. Quỳnh Anh chưa đủ tuổi và kinh nghiệm để xử lý xung đột. Người lớn còn “vỡ đầu bong gân” nữa là con trẻ…
Điều quan trọng nhất bây giờ là gia đình cần đối mặt với vấn đề của mình thay vì tiếp tục dựa vào những lý do, hay chuyển lỗi trách nhiệm cho một ai khác.
Quỳnh Anh đang sống với những gì em có và đây chỉ là tai nạn. Thậm chí, tai nạn này lại có thể là một món quà để em nhận ra chính mình.
Steve Job có một câu rất hay: Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.
- Nhà tâm lý Thanh Mai (Trung tâm tư vấn tâm lý Hoàng Nhân)
Sáng 28/2, qua điện thoại, bà Ngô Thị Minh, phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa
- Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết,
mấy ngày nay, có nhiều báo gọi điện hỏi thông tin liên quan đến Quỳnh
Anh. Bà từ chối gặp phóng viên với lý do lịch làm việc đã kín. Tuy nhiên, bà Minh đã bày tỏ cảm thông với Quỳnh Anh vì những ồn ào thời gian qua và mong cô bé sẽ học được cách đối diện với áp lực Bà thấy đáng tiếc khi sự việc tưởng chừng đã lắng thì nay lại được khuấy động bằng bức thư gửi đích danh cho mình. Ở góc độ cá nhân, khi nhận thư công dân, bà Minh vui vì được tin tưởng, nhưng cảm thấy buồn khi bị kéo vào sự việc này. 'Tôi có chút chưa hài lòng, khi cháu đã tin tưởng gửi thư cho tôi thì không nên phát tán lên mạng' - bà nói (bức thư đăng tải trên mạng ngày 24/2, một ngày trước khi chương trình "Thư giãn cuối tuần" phát sóng - PV) Theo giải thích của bà Minh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không có chức năng giải quyết từng vụ việc cụ thể. Bà cho hay, theo quy trình giải quyết khiếu nại thì đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh vụ việc. Cụ thể là chuyển tới Đài Truyền hình Việt Nam và thông báo tới gia đình Quỳnh Anh. "Trong lúc các cơ quan chức năng đang xác minh, tôi khuyên gia đình Quỳnh Anh cần bình tĩnh để vượt qua sự cố. Tốt hơn là nên im lặng, tránh những ứng xử không hay", bà Minh nói. Trong khi đó, ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng ban thư ký biên tập VTV3 - người được giao đại diện VTV cũng lên tiếng trả lời xung quanh tiểu phẩm 'Tình trai" (phát sóng ngày 25/2 trong chương trình "Thư giãn cuối tuần') được cho là "nói xoáy" hai mẹ con Quỳnh Anh. Theo ông Hà Nam, tiêu chí của chương trình là nhìn các vấn đề xã hội với góc độ hài hước. Ê kíp thực hiện muốn thông qua tiểu phẩm nhắc các bậc làm cha, làm mẹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi định hướng cho con và cách nuôi dạy con. Tuy nhiên, khâu nội dung, biên tập và kiểm duyệt đã xử lý không khéo khi mà thời điểm dư luận nhiều chiều đang hướng về thí sinh Quỳnh Anh. Ông Hà Nam khẳng định, Đài không chủ định hay có ý cố tình đổ thêm dầu vào vào lửa hoặc muốn gây thêm những cuộc khẩu chiến. "Đúng ra, chương trình này không nên xuất hiện. Nhưng vì mọi việc đã xảy ra nên phía Đài cũng sẽ rút kinh nghiệm từ nhiều phía và không phát lại nội dung chương trình Thư giãn cuối tuần ngày 25/2. Từ sự việc này, phía Đài cũng sẽ rút kinh nghiệm để kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc sản xuất cũng như nội dung các chương trình" - ông Hà Nam nói. Theo ông, phía Đài chia sẻ quan điểm của bà Ngô Thị Minh là không nên nói đi nói lại sự việc này thêm. Tiểu phẩm trong chương trình Thư giãn cuối tuần của VTV3 có nhiều tình tiết được biến tấu từ tiết mục biểu diễn của Quỳnh Anh trong chương trình giải trí Vietnam's Got Talent. Sau khi chương trình phát sóng, dư luận phản ứng cho rằng VTV cố tình sử dụng câu chuyện của một nhân vật có thật đang bị công kích để bêu riếu là không có tính giáo dục. Trong bức thư gửi tới đài, ông Lê Anh Tuấn, bố của Quỳnh Anh bày tỏ mong mỏi đài truyền hình cẩn trọng hơn trong việc chuyển hóa thông tin.
|