Không biết, ca sĩ vận bộ Blouse trắng cao quý trong ngày Halloween hôm qua cho vui, PR, cảnh tỉnh xã hội hay cả 3 mục đích trên. Chỉ chắc rằng, đó là một hình ảnh mỉa mai cay đắng không chỉ với ngành y mà với cả xã hội.

Không biết, ca sĩ vận bộ Blouse trắng cao quý trong ngày Halloween hôm qua cho vui, PR, cảnh tỉnh xã hội hay cả 3 mục đích trên. Chỉ chắc rằng, đó là một hình ảnh mỉa mai cay đắng không chỉ với ngành y mà với cả xã hội.

1. Màu áo Blouse trắng cũng có xuất xứ từ phương Tây với mục đích ban đầu là một trang phục bảo hộ lao động, ngừa khuẩn cho các y bác sĩ. Áo Blouse trắng sang Việt Nam vào thế kỷ 18 theo những người thầy thuốc nhân ái như nhà bác học Alexandre Yersin. Rồi theo những đoàn quân trùng điệp, chiếc áo choàng trắng từ tâm xuất hiện khắp đất nước, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

{keywords} 

Màu Blouse trắng vẫn được coi là hiện thân của lời thề cao quý của loài người: lời thề Hippocrates. Lời thề thiêng liêng này có đoạn: “… Tôi xin hứa và thề nhất luật tuân theo những ước lệ của tính thanh cao và lòng chính trực trong khi hành nghề – Tôi sẽ chữa bệnh không lấy tiền cho những người nghèo khó và không bao giờ đòi hỏi được thù lao quá với công sức của mình … Tôi chỉ mong mỏi người dành cho lòng quý mến, nếu tôi làm đúng lời thề”.

Và những y bác sĩ Việt Nam những ngày tháng trước nhất mực ghi nhớ lời thề cao quý ấy. Nó cùng với màu Blouse trắng vẫn xuất hiện như biểu tượng của sự xả thân, lòng nhân ái và niềm tự hào của bất cứ con người nào khoác chiếc áo lên người. Còn nhớ, 10 năm trước, năm 2003 bởi lòng tự tôn với chiếc áo Blouse trắng, nhiều y bác sĩ chấp nhận đối diện với tử thần để bám trụ cùng cộng đồng đối diện với đại dịch SARS.

43 ngày đêm năm 2003 ấy các bác sĩ mang trên mình chiếc áo Blouse trắng đã túc trực cùng bệnh nhân với nguy cơ nhiễm bệnh cũng như tử vong rất cao. Nhưng họ tự nguyện làm với tất cả niềm tự hào và trách nhiệm với màu áo, trách nhiệm với sứ mệnh cộng đồng giao phó. Và những bác sĩ năm ấy đã làm lên kỳ tích khi cứu sống 34 bệnh nhân, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới thoát khỏi đại dịch SARS.

Cho đến khi ấy, màu Blouse trắng vẫn được nhân dân trân quý gọi là “màu áo thiên thần”.

2. Trong khi đó, Halloween là một ngày lễ xuất phát từ văn minh La Mã. Ngày lễ này vẫn được biết đến với tên gọi khác là ngày “ma lộ hình”. Trong ngày lễ, những người tham gia sẽ hóa trang thành ma quỷ hoặc những thứ rùng rợn khiến người khác phải kinh hãi. Trong ngày lễ, người thành công là người khiến những người tham gia càng kinh hãi về mình và trang phục của mình càng tốt.

Với hình ảnh anh ca sĩ vận bộ đồ Blouse trắng để khiến bạn bè khiếp sợ trong ngày “ma lộ hình", hẳn anh ta có lý riêng, không biết anh ta nảy sinh ý tưởng để “thiên thần hóa ác quỷ” này từ khi nào?

“Thiên thần hóa ác quỷ” từ khi 3 trẻ sơ sinh tử vong ngay khi tiêm vaccine ở Quảng Trị.

“Thiên thần hóa ác quỷ” lúc 5 trẻ sơ sinh khác bị đánh rơi ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

“Thiên thần hóa ác quỷ” vào thời điểm những người vận bộ Blouse trắng "nhân bản" kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức.

“Thiên thần hóa ác quỷ” khi những người đã tuyên thệ sẽ mãi giữ “lòng chính trực” tráo thủy tinh thể ở Viện Mắt Hà Nội.

“Thiên thần hóa ác quỷ” lúc người vận đồ trắng đứng trên cầu Thanh Trì chỉ xuống sông Hồng, nơi ông ta khai đã “vứt xác bệnh nhân”.

Nhưng cũng thật may, áo Blouse với vệt đen của Mr Đàm này mới chỉ thành trang phục ma quỷ ngày Halloween chứ nó chưa thành “đồng phục" trong một ngành nghề!

Theo  Thể thao văn hóa