Hơn 1 năm nay, gia đình chị Bùi Thị Cúc (Phường Ngọc Thuỵ, Quận Long Biên, Hà Nội) như “ngồi trên lửa” vì các khoản vay ngân hàng khi mua nhà. 

Giữa năm 2019, chị Cúc mua 1 nhà đất, diện tích 30m2, 5 tầng với giá 2,3 tỷ đồng. Tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng chỉ khoảng 1 tỷ đồng, còn lại hơn 1 tỷ là vay ngân hàng với thời hạn 15 năm. Số tiền cả gốc lẫn lãi chị phải trả là hơn 16 triệu đồng/tháng.

{keywords}
Nhiều khách mua nhà trả góp khốn khổ mỗi khi đến kỳ thanh toán do thu nhập giảm sút. (Ảnh minh họa).

Hai vợ chồng chị Cúc đều làm trong lĩnh vực du lịch, chị Cúc là nhân viên marketting cho 1 công ty du lịch, còn chồng làm hướng dẫn viên khách đoàn. 

Trước đây, khi chưa có dịch, tổng thu nhập hai vóc chồng chị tầm 40 triệu đồng/tháng. 

“Sau khi tính toán rất kỹ, chúng tôi quyết định mua căn hộ để ổn định cuộc sống. Ai ngờ, đại dịch COVID-19 bùng phát, tàn phá quá nặng nề, vợ chồng chúng tôi làm ăn bấp bênh suốt gần 2 năm nay, thời gian thất nghiệp, ở nhà còn nhiều hơn đi làm. Tháng nào đi làm được thì lương cũng bị rút lại. Số tiền dành dụm chỉ đủ cầm cự được cho sinh hoạt và 2 tháng tiền trả nợ ngân hàng. Hơn 1 năm trở lại đây, hai vợ chồng vay mượn khắp nơi, làm đủ thứ nghề như: Bán gốm, dạy tiếng Anh online, nhận trông trẻ…nhưng cũng chỉ đủ xoay sở chi tiêu gia đình. Dịch bệnh cứ kéo dài thì chắc chỉ còn nước bán cắt lỗ căn nhà”, chị Cúc chia sẻ.

Giống chị Cúc, cuối năm 2019, vợ chồng anh Thắng (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) mua căn hộ chung cư 60 m2 tại Hà Đông với giá hơn 1,6 tỷ đồng. 

Anh Thắng làm đầu bếp cho 1 nhà hàng nhỏ ở Hà Nội, vợ là giáo viên mầm non tại 1 trường tư thục nên thu nhập không dư dả bao nhiêu. Với số tiền tiết kiệm ít ỏi, vợ chồng anh phải vay ngân hàng 800 triệu đồng trong 15 năm, lãi suất 10,5% mỗi năm và hàng tháng phải trả cả gốc lẫn lãi gần 12 triệu đồng. 

Nếu như trước đây, với thu nhập đều đặn, chi tiêu tằn tiện, gói ghém anh vẫn đủ trả tiền nhà. Nhưng cơn bão COVID-19 đã khiến cuộc sống gia đình anh đảo lộn. Nhà hàng đóng cửa, anh Thắng thất nghiệp. Vợ anh thì nghỉ ở nhà không lương nhiều tháng nay. 

“Vừa lo tiền chi tiêu sinh hoạt gia đình, vừa lo trả nợ ngân hàng tiền nhà khiến 2 vợ chồng tôi lúc nào cũng đau đầu, nhất là đến kỳ thanh toán tiền nhà. Hiện kỳ thanh toán gần nhất, chúng tôi đã quá hạn gần 2 tháng, tin nhắn nhắc nhở liên tục gửi về, nhưng hai vợ chồng vẫn không xoay được tiền để trả”, anh Thắng nhăn nhó nói.

Trong báo cáo mới đây của Hội môi giới BĐS Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên thu nhập của người dân trên tổng thể bị sụt giảm. Ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam đối diện đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng đã gây ảnh hưởng lớn cho cả nền kinh tế và thị trường BĐS. 

Ghi nhận của Batdongsan.com.vn cho thấy, tại TP.HCM, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi vay, nhưng đối tượng ưu tiên dường như chỉ là doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, còn các khách hàng cá nhân vay để mua nhà được giảm khá ít, chỉ từ 0,5-1%/năm.

Mức giảm này thực tế không thấm vào đâu so với số tiền phải trả của nhiều gia đình.

Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, việc giảm mạnh lãi suất cho vay không dễ, bởi bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và phải có sự đồng thuận của cổ đông. Đối với nhóm khách hàng vay mua nhà còn khó tính đến chuyện giảm lãi vay hay hoãn nợ hơn, vì đây không phải đối tượng cho vay ưu tiên trước đó. 

Đối với trường hợp mua nhà tại các dự án có sự phối hợp cho vay giữa ngân hàng và chủ đầu tư thì có thể xem xét, nhưng việc này cần có sự đồng hành của các chủ đầu tư và áp dụng thống nhất với toàn bộ đối tượng vay.

(Theo VTC News)

Vay tiền tỷ mua nhà, vợ chồng trẻ bán gấp sau 2 năm oằn mình trả nợ

Vay tiền tỷ mua nhà, vợ chồng trẻ bán gấp sau 2 năm oằn mình trả nợ

Với tâm lý muốn sớm có nhà an cư, cặp vợ chồng trẻ 27 tuổi, quê Thanh Hóa, mạnh dạn vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua căn nhà 1,5 tỷ ở Hà Đông. Nhưng sau đó, họ đành quyết bán nhanh để thanh khoản ngân hàng gấp.