- Công ty Vinagimex sử dụng con dấu, chữ ký của lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam (VCA) để ký kết các văn bản đưa hàng ngàn lao động đi làm việc tại Đài Loan, mặc dù từ năm 2012 không còn là đơn vị trực thuộc VCA.

Theo phản ánh của ông Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ tại Vinagimex, sau khi cổ phần hóa từ năm 2012, về mặt pháp lý đơn vị này sẽ chịu sự quản lý của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội về lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Thế nhưng, việc xác thực các cam kết để hoàn thiện thủ tục cho đối tác, Vinagimex vẫn dùng con dấu của VCA trong 4 năm liên tục, từ 2012 đến cuối 2016.

Lập lờ từ sau khi cổ phần hóa

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trưởng phòng Đài Loan - Châu Mỹ (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, về nguyên tắc, khi Vinagimex cổ phần hóa, đương nhiên VCA không còn là cơ quan chủ quản của công ty này mà trực thuộc Sở LĐ-TB&XH. Đồng nghĩa, các giấy tờ cam kết với đối tác phải do Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội xác nhận.

{keywords}
Trụ sở công ty Vinagimex

Việc lãnh đạo VCA xác nhận cho Vinagimex  khi công ty này không còn là đơn vị trực thuộc của mình là không đúng.

Theo bà Nhung, khi công ty này đã cổ phần hóa, VCA không còn lí gì để chứng thực cho các hoạt động với tư cách giám sát cấp dưới. Khi đã ký xác nhận, cơ quản chủ quản phải chịu trách nhiệm tất cả các nội dung đã xác nhận.

“VCA đã rất sai khi ký cho công ty Vinagimex trong khi anh không còn là đơn vị chủ quản” - bà Nhung nhấn mạnh.

Khẳng định việc VCA ký vào bản cam kết là sai thẩm quyền, nhưng vì sao suốt nhiều năm Cục Quản lý lao động ngoài nước không biết thì đại diện của Cục đưa ra lý do: vì đây là quy định của phía Đài Loan nên Cục chỉ hướng dẫn và biết trên nguyên tắc, chứ không kiểm tra các văn bản này.

Ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội), đơn vị chủ quản hợp pháp của Vinagimex khẳng định, đến ngày 6/12/2016, công ty Vinagimex mới có đơn, có báo cáo gửi Sở xin xác nhận cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc. Còn từ năm 2016 về trước, Sở không nhận được bất cứ văn bản tài liệu nào của công ty này.

“Vì sao khi đã cổ phần hoá mà ông Nguyễn Văn Thịnh vẫn dùng tư cách Phó chủ lịch VCA để ký kết các văn bản, ông Thịnh lý giải 'Sau khi cổ phần hoá xong, ông không nhận được văn bản nào hướng dẫn về việc ký cam kết lương của người lao động đi Đài Loan nên từ 2012 ông vẫn ký” - ông Việt cho biết.

Ký không đúng thẩm quyền sẽ có hệ lụy?

Ngày 10/10/2014, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu Vinagimex giải quyết đơn thư khiếu nại của người lao động. Theo đó, phía Đài Loan có công văn gửi Cục cho biết 10 lao động do công ty đưa đi làm việc tại Đài Loan khiếu nại về việc công ty môi giới thu phí và tiền đặt cọc trái quy định.

{keywords}

Ông Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ tại Vinagimex 

Trước đó, ngày 21/1/2013, đoàn thanh tra của Bộ LĐ-TB&XH cũng đã thanh tra đột xuất Vinagimex về việc chấp hành quy định pháp luật liên quan việc đưa lao động Việt Nam đi Đài Loan.

Kết quả thanh tra khi đó chỉ ra Vinagimex đã có hàng loạt sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về công tác quản lý, tuyển dụng, thu phí môi giới…, báo cáo không đúng số liệu lao động xuất khẩu qua công ty.

Tại thông báo về việc rà soát số liệu lao động xuất cảnh đi làm việc tại Đài Loan trong 6 tháng đầu năm 2016, Phòng Đài Loan – Châu Mỹ cho biết, tổng số lao động được Cục ký xác nhận theo danh sách dự kiến xuất cảnh của công tyVinagimex là 1.182 người.

Thế nhưng, công văn của Bộ Lao động Đài Loan gửi về cho Vinagimex cho thấy, từ 6/1/2015 - 3/4/2016, tổng số lao động do Vinagimex môi giới là 7.171 người.

Trong 4 năm, công ty đã có gần 4.500 lao động sang Đài Loan làm việc, điều này tương ứng với số bản cam kết ký với các lao động sai thẩm quyền.

{keywords}

Ông Bạch Quốc Việt

Ông Việt cũng nhận định, việc ký không đúng thẩm quyền sẽ có hệ luỵ sau này.

“Liên minh HTX Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký vào văn bản này, do đó còn liên quan đến việc giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại Đài Loan. Nếu phát sinh tranh chấp, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho người lao động?”, ông đặt vấn đề.

Đề xuất BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài

Đề xuất BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài

Ngày 23/5/2017 Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực miền Bắc lấy ý kiến về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Xuất khẩu lao động: DN kêu khó vì bị huyện 'rải đinh'

Xuất khẩu lao động: DN kêu khó vì bị huyện 'rải đinh'

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động kêu trời về tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh”, đặc biệt cấp huyện, xã gây khó khi tiếp cận người lao động.

Sẽ tăng lương tối thiểu cho người lao động

Sẽ tăng lương tối thiểu cho người lao động

Sáng nay, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân có buổi làm việc với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về tình hình người lao động.

33.000 lao động ảnh hưởng vụ Formosa xả thải

33.000 lao động ảnh hưởng vụ Formosa xả thải

Hà Tĩnh có 7/7 huyện, thị xã, thành phố chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra. Hiện cơ bản đã kê khai, hơn 33.000 lao động bị ảnh hưởng.

Kiên Trung