XEM CLIP:

Phản ánh với VietNamNet, thời gian qua, nhiều người dân và phương tiện chở khách, hàng hóa qua cửa khẩu La Lay (xã A Ngo huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thông thương với huyện Sa Mouay tỉnh Salavan, CHDCND Lào) đều phải dùng tiền bôi trơn để được lực lượng chức năng cửa khẩu “nới lỏng” giám sát, tạo điều kiện xuất - nhập cảnh.

{keywords}
Cửa khẩu La Lay 

Khi thắc mắc về những khoản phí này, chủ phương tiện và người dân được cán bộ liên ngành cửa khẩu La Lay trả lời rằng đây là tiền lệ phí qua cửa khẩu.

Anh T., tài xế xe khách nhiều năm chạy tuyến Huế - Atapư (Lào) chia sẻ, để vận chuyển khách và hàng hóa từ Huế sang các tỉnh Salavan, Atapư…, mỗi phương tiện vận tải phải trải qua rất nhiều cửa, đặc biệt là phải chấp nhận những “luật ngầm” do những cán bộ lực lượng liên ngành như hải quan, kiểm dịch... tại cửa khẩu đặt ra.

{keywords}
Một người dân nộp 50 nghìn đồng “phí đóng dấu” khi làm thủ tục xuất cảnh

 

{keywords}
Cán bộ hải quan mở sổ phương tiện lấy tiền ngày 22/3

“Khi phương tiện đến cửa khẩu để làm thủ tục xuất - nhập cảnh, đầu tiên tài xế phải vào xuất trình hồ sơ, thủ tục tại hải quan. Nếu phương tiện từ Lào qua Việt Nam thì làm thủ tục tạm nhập còn xe Việt Nam đi Lào thì làm thủ tục tái xuất.

Tại đây, cán bộ hải quan thu mỗi xe khách 100 nghìn đồng tiền phí đóng dấu bút nhập tờ khai. Nếu các phương tiện chở thêm hàng hóa thì mỗi thùng hàng phải đóng phí 100 nghìn đồng, có nhiều chuyến chúng tôi phải đóng 700-800 nghìn đồng tiền hàng.

Trong khi đó, số tiền tài xế, chủ phương tiện phải đóng cho cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế Quảng Trị từ 50-100 nghìn đồng/chuyến.

Tất nhiên, những khoản thu này không có hóa đơn chứng từ gì”, anh T. tiết lộ.

Theo anh T., mặc dù biết những khoản phí này là vô lý nhưng buộc phải đóng, nếu không sẽ bị làm khó.

Hành động “lạ” của cán bộ hải quan

Khoảng 12h trưa 22/3/2019, xe khách mang BKS Lào chạy tuyến Quảng Bình - Pakxe (Lào) chở theo nhiều hành khách và hàng hóa tiến vào khu vực cửa khẩu, làm thủ tục xuất cảnh.

{keywords}
Cán bộ hải quan miệng ngậm thuốc, tay cầm tiền nhét vào hộc bàn

 

{keywords}
 

Trong căn phòng rộng khoảng 4m2 có chức năng “Kiểm tra phương tiện xuất cảnh”, lái xe nhanh chóng xuất trình cuốn sổ nhỏ chứa giấy tờ liên quan đến phương tiện, hành khách và những tờ tiền mệnh giá 100-200 nghìn đồng.

Sau khi nhận sổ từ tay tài xế, một cán bộ hải quan cửa khẩu La Lay kiểm tra qua loa rồi rút vội những tờ tiền được kẹp sẵn cho vào ngăn kéo bàn làm việc.

Hành động này của vị cán bộ hải quan diễn ra nhanh chóng.

Nhiều ngày sau đó, những hành động “lạ” này của các cán bộ hải quan cửa khẩu La Lay tiếp tục tái diễn.

Không chỉ nhận tiền “bôi trơn” từ cánh tài xế xe chở khách, chở hàng, mỗi người dân làm thủ tục xuất cảnh cũng phải nộp phí cho cán bộ hải quan từ 30-50 nghìn đồng để làm thủ tục thông quan.

Kiểm dịch hàng hóa… trên giấy

{keywords}
Hộc bàn chưa kịp đóng của cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế

 

{keywords}
Cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế cũng thu tiền tại cửa khẩu

Sau khi làm thủ tục tại bục “Kiểm tra phương tiện xuất cảnh”, các tài xế xe chở khách, chở hàng hóa được hướng dẫn đến phòng của cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế để xuất trình giấy tờ về hàng hóa, động, thực vật được vận chuyển trên xe.

“Tại phòng làm việc, cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế kiểm tra giấy tờ liên quan đến hàng hóa rồi đóng dấu xác nhận nguồn gốc, cho hàng thông quan.

Thông thường, xe chở khách 30 chỗ chở theo hàng động, thực vật thì cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế thu 100 nghìn đồng, xe loại 15 chỗ bị thu 50 nghìn đồng. Việc thu phí này không có biên nhận”, tài xế cho biết.

Trưa 26/4, chiếc xe khách chạy tuyến Huế - Sekong (Lào) vào làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu La Lay.

Sau khi hoàn tất “thủ tục” với lực lượng hải quan và mở cửa cho cán bộ biên phòng lên kiểm đếm khách, tài xế đi vào phòng của cán bộ kiểm dịch làm “thủ tục”.

Tại đây, tài xế đưa cho cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế một tờ giấy ghi thông tin liên quan việc xuất - nhập cảnh của phương tiện, hành khách, hàng hóa và không quên kẹp vào hồ sơ tờ 100 nghìn.

Những hành động nhận phí “bôi trơn” của lực lượng liên ngành cửa khẩu La Lay diễn ra liên tục, kéo dài nhiều tháng... như thành "luật" ở đây?

Quang Thành

Lãnh đạo Hải quan ở Quảng Trị: Anh em thu thêm tiền do khổ quá

Lãnh đạo Hải quan ở Quảng Trị: Anh em thu thêm tiền do khổ quá

Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay giải thích, do anh em điều kiện khó khăn, thẻ lương thì vợ cầm nên nhiều lúc, người dân không lấy lại tiền thừa mà bồi dưỡng cho cán bộ.