Theo đó, nhà máy sản xuất bán dẫn mới ở Singapore sẽ hỗ trợ cho thị trường phần cứng bảo mật, ô tô và 5G “đang phát triển nhanh chóng”. Đây được xem là các phân khúc thị trường quan trọng mà công ty đã ký hợp đồng dài hạn với khách hàng.

{keywords}
Mỹ xây nhà máy bán dẫn 4 tỷ USD ở Singapore

Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 22/6, GlobalFoundries cho biết, nhà máy mới này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.

Theo IDC, doanh thu trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 464 tỷ USD vào năm 2020, dự báo thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 12,5% và đạt 522 tỷ USD trong năm nay. Trong đó, các phân khúc thị trường phát triển mạnh như 5G, ô tô, sản phẩm tiêu dùng và máy tính là động lực chính cho nhu cầu bán dẫn.

Cụ thể, theo dự báo của IDC thì doanh thu từ chip bán dẫn dùng điện thoại thông minh sẽ tăng 23,3% lên mức 147 tỷ USD trong năm nay. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5 vừa qua, Giám đốc nghiên cứu về kết nối và chất bán dẫn của IDC, ông Phil Solis cho biết: “Năm 2021 sẽ là một năm đặc biệt quan trọng đối với các nhà cung cấp chất bán dẫn khi điện thoại 5G chiếm 34% tổng số lô hàng điện thoại di động, trong khi chất bán dẫn cho điện thoại 5G sẽ chiếm gần 2/3 của doanh thu trong phân khúc”.

Trong một tuyên bố của mình, Giám đốc điều hành của GlobalFoundries, ông Tom Caulfield cho rằng, nhà máy sản xuất bán dẫn mới ở Singapore sẽ hỗ trợ cho các thị trường đang phát triển nhanh trong phân khúc ô tô, di động 5G và thiết bị an toàn. Ông lưu ý rằng, các thỏa thuận dài hạn với khách hàng từ các thị trường này đã được ký kết.

Bên cạnh việc xây dựng nhà máy mới ở Singapore thì công ty sản xuất bán dẫn GlobalFoundries cũng đang tăng tốc đầu tư trên toàn thế giới như một phần trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, trong đó có kế hoạch mở rộng tất cả các cơ sở sản xuất của mình ở Mỹ và Đức.

Khi nhà máy mới này đi vào hoạt động, sẽ tăng công suất lên 450.000 tấm wafer mỗi năm, đẩy sản lượng wafer 300mm của GlobalFoundries tại Singapore lên khoảng 1,5 triệu tấm mỗi năm. Đồng thời sẽ tạo ra 1.000 việc làm mới bao gồm kỹ thuật viên và kỹ sư.

Chủ tịch Ủy ban phát triển kinh tế Singapore, ông Beh Swan Gin cho biết trong một tuyên bố rằng, nhu cầu toàn cầu về chip bán dẫn cũng được thúc đẩy bởi các thị trường tăng trưởng như trí tuệ nhân tạo và nhấn mạnh ngành công nghiệp chip bán dẫn là “trụ cột chính” trong lĩnh vực sản xuất của Singapore.

Theo số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan đang dẫn đầu thị trường toàn cầu về doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2021, chiếm 55% thị phần. Samsung của Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ hai với 17% thị phần, tiếp theo là UMC của Đài Loan với 7% thị phần.

Phan Văn Hòa (theo ZDnet)

Mỹ đề xuất ưu đãi 25% thuế cho sản xuất chất bán dẫn

Mỹ đề xuất ưu đãi 25% thuế cho sản xuất chất bán dẫn

Ngày 17/6, các thượng nghị sĩ thuộc lưỡng đảng của Mỹ đã đề xuất khoản ưu đãi thuế 25% đối với các khoản đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn trong một nỗ lực nhằm tăng sản lượng chip bán dẫn.