Mới đây, 13/1/2020, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, phối hợp với Hải quan TP.HCM phát hiện và bắt giữ lượng lớn thuốc lá điện tử nhập. Quan kiểm tra thực tế 4 kiện hàng hóa này, hải quan phát hiện bên trong là thuốc là điện tử hiệu HEETS, gồm các loại màu vàng, cam và xanh. Tổng cộng có gần 400 cây thuốc lá điện tử bị phát hiện và thu giữ, trị giá gần 1 tỷ đồng. Số thuốc lá điện tử này được cất giấu trong 4 kiện hàng hóa, vận chuyển theo đường hàng không từ Moscow về TP.HCM.
Trước đó, 19/11/2019, Cảnh sát kinh tế - Công an TP Đà Nẵng khi kiểm tra 2 cửa hàng tại đường Trần Cừ, quận Thanh Khê và đường Nguyễn Du, quận Hải Châu đã phát hiện lô hàng thuốc lá điện tử khối lượng lớn. Trong đó có tổng cộng hơn 200 máy hút thuốc lá điện tử, hơn 1.600 lọ tinh dầu và 20 hộp phụ kiện để hút thuốc lá điện tử.
Thực tế, hiện nay trên thị trường việc buôn bán thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng đang tràn lan và thường được quảng cáo hàng Âu – Mỹ xách tay. Tuy nhiên, rất nhiều người đã không biết rằng đấy đều là hàng không có nguồn gốc rõ ràng, không quản lý chất lượng vì cho đến nay, thuốc lá điện tử chưa được đưa vào danh mục quản lý dẫn đến việc các loại thuốc lá điện tử trên thị trường không được kiểm soát chất lượng. Cũng chính vì thế, nhiều các cơ quan quản lý cũng đau đầu khi xử lý các vụ việc này vì còn thiếu các quy định
Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng cũng có tên là “thuốc lá” nhưng lại rất khác so với thuốc lá điếu truyền thống. Nhiều quốc gia chấp nhận những sản phẩm mới này vàcó khung pháp lý riêng để quản lý, mục đích cuối cùng là bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Ở Việt Nam, nhiều người đã có xu hướng chuyển từ thuốc lá điếu truyền thống sang sử dụng các loại thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nòng vì cho rằng có thể giam tác hại và như 1 bước đệm dành cho những người hút thuốc lâu năm muốn tiến đến cai thuốc lá hoàn toàn.
Về cơ bản, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử không diễn ra quá trình đốt cháy mà dùng sức nóng của nhiệt từ thiết bị điện tử để tạo ra làn hơi. Trong khi đó, đốt cháy để tạo ra khói là đặc điểm đặc trưng của thuốc lá truyền thống.
Do không có quá trình đốt cháy, không tạo ra khói, nên hàm lượng các chất từ làn hơi thuốc lá thế hệ mới hoàn toàn khác với khói thuốc lá truyền thống, vì vậy mức độ rủi ro cho sức khỏe của người tiêu dùng là khác nhau.
Chính vì cơ chế khác nhau đó nên các nhà là chính sách đang tranh cãi trong việc xây dựng 1 cơ chế quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm khác xa so với thuốc lá điếu thông thường. Sự thiếu hụt quy định luật đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đã dẫn đến “lỗ hổng pháp lý” với những sản phẩm này trên thị trường, là môi trường sinh sôi nảy nở hàng trôi nổi, không nguồn gốc.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương Việc xử lý vi phạm cho thấy mặt hàng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trên thị trường hiện nay được đưa về Việt Nam qua đường nhập khẩu vì thương mại, không có hoá đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Đây chính là vấn đề về mặt chính sách cần được tháo gỡ.
Thực tế, đây không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Tại Mỹ, dù thuốc lá điện tử đã xuất hiện từ năm 2007 song Chính phủ Mỹ lại thiếu khung pháp lý riêng cho các dòng sản phẩm này. Chính sự thiếu hụt này đã dẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đíchvà gây hậu quả không mong muốn.
Giới chuyên gia cho rằng, nếu như Mỹ có hành lang pháp lý cho sản phẩm này thì sẽ tránh được hàng nghìn trường hợp suy hô hấp tổn thương phổi nặng, thậm chí khiến 39 người tử vong như vừa qua.
Không thả nổi cũng không cấm đoán, Vương quốc Anh duy trì việc công khai đối thoại doanh nghiệp trong vấn đề quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Nước này tách riêng các sản phẩm không khói ra khỏi thuốc lá đốt cháy và quản lý như sản phẩm tiêu dùng.
Với quan điểm “nicotin không phải là thuốc lá”, Vương quốc Anh thậm chí cho phép hút thuốc lá điện tử ở nơi công cộng, và cho phép nhà sản xuất chỉ mất 3 tháng đăng ký trước lưu hành và cấp phép. Kết quả, theo báo cáo của Viện Y tế Công Cộng Anh cho biết, ít nhất 20.000 người Anh đã bỏ được thuốc lá mỗi năm nhờ thuốc lá điện tử.
Ở Việt Nam, Bộ Công Thương đang được giao chủ trì nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử. Theo bộ này, việc nghiên cứu xây dựng để ban hành khung chính sách quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng là “cấp thiết” để quản lý và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Về vấn đề chính sách quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, thành viên của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam mới đây cũng đề xuất cả thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử đều cần phải trải quan giai đoạn thí điểm trước khi xây dựng khung pháp lý áp dụng cho dòng sản phẩm thế hệ mới này.
Theo nhận định từ các thành viên Hiệp hội, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này đều là sản phẩm ngoại nhập của các công ty nước ngoài. Những tác động kinh tế, xã hội của việc luật hoá dòng sản phẩm này cần được đánh giá một cách đầy đủ.
Mai Khởi