Nàng Lộng Ngọc, cuốn thứ 5 trong series Thần Tích Việt Truyện của Cao Huyền Trang do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành có 9 câu chuyện thú vị kể về thời kỳ có người và Thần cùng tồn tại.

thantichviettruyen.jpeg
Bìa sách 'Nàng Lộng Ngọc'.

Trong Nàng Lộng Ngọc, tác giả đưa người đọc đi theo hành trình tu luyện của những người muốn thoát khỏi sinh tử, tu trở thành Thần để trường sinh với đất trời, như chuyện chàng Tiêu Sử và Nàng Lộng Ngọc, chuyện Trần Tú Uyên được vợ tiên thời nhà Trần hoặc giả như chuyện con cáo hấp thụ linh khí của đất trời mà tu thành tinh trong chuyện Hồ Nguyệt Cô hoá cáo… nhưng vốn bản tính là động vật nên nó không có lòng nhân mà hại người, uổng công tu luyện cả nghìn năm.

Câu chuyện có nước suối trường sinh có thể cải lão hoàn đồng mà thứ nước ấy chỉ dành cho người tốt và giúp đỡ cho dân lành. Chuyện mỹ nam tử bị đạo sĩ biến thành xú nam tử để tìm ý trung nhân của đời mình, tìm ra người thương mình thật lòng, chứ không phải vì vẻ đẹp bề ngoài mà thương mình.

caohuyentrang.jpeg
Tác giả Cao Huyền Trang và "Nàng Lộng Ngọc"

Chuyện Trong tranh có Thần, trong tranh có ma, kể về lý do người xem có cảm giác vui vẻ và bình an khi xem tranh đẹp và tranh vẽ các vị Thần mà lại có cảm giác mệt mỏi khi xem những bức tranh ma quái…

Những câu chuyện tưởng chừng rất cũ, vì trong dân gian đã từng lưu truyền, nhưng khi được tác giả kể lại ở Nàng Lộng Ngọc, người đọc sẽ có góc nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn về những ẩn đố cổ xưa, đồng thời mang lại cho độc giả những bài học ý nghĩa về cuộc sống, về lòng dũng cảm, sự kiên trì và tinh thần nhẫn nhịn.

nanglongngoc1.jpeg
Minh hoạ của hoạ sĩ nhí Lê Gia Long.

Nàng Lộng Ngọc phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là những bạn trẻ yêu thích những câu chuyện tu luyện thành tiên và muốn tìm hiểu về những câu chuyện huyền bí cổ xưa. Sách dày 200 trang, bìa cứng, khổ 16,5cm x12,5cm. Đặc biệt, 9 câu chuyện minh hoạ bằng hình vẽ rất sinh động, thông qua tranh vẽ của hai “hoạ sĩ nhí” Trung Hưng và Gia Long.

Bản lĩnh nhà thơ là tự trọng trong sáng tạo

Bản lĩnh nhà thơ là tự trọng trong sáng tạo

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, bản lĩnh là điều không thể dễ dàng có ngay được đối với người cầm bút, đó là một phẩm chất đặc biệt phải mài giũa, trui rèn, thử thách qua thời gian.